Tháng Sáu được Giáo hội dành kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm là Chúa Giêsu Đại dương Lòng Thương Xót của Ngài, nơi đã tuôn chảy Máu và Nước đến giọt cuối cùng, và là nguồn ân sủng cho các linh hồn.Thánh LM Padre Piô Năm Dấu nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn của chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn”.Sau cuộc Khổ nạn, Sự chết và Phục sinh của Chúa Giêsu, các Kitô hửu thời sơ khai đã hiểu rõ tình yêu hy sinh của Chúa. Được Thánh Gioan hướng dẫn, các Tông đồ và các Thánh sử, kể cả Thánh Phaolô, và những người theo Đức Kitô đã truyền bá lòng tôn sùng Tình yêu Vĩ đại của thiên chúa. Họ ca tụng và tạ ơn Tình yêu vô điều kiện của Đức Kitô dành cho nhân loại qua biểu tượng Thánh Tâm bị đâm thâu. Thời đó người ta gọi là Tình Yêu Thiên Chúa.
Trong 10 thế kỷ đầu, người ta chưa biết sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu. Đến thề kỷ XI và XII, các dòng Biển Đức và Xitô bắt đầu có cách tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Lòng sùng kính này được truyền bá nhưng không được phát triển. Khoảng cuối thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV, một nữ tu Dòng Xitô là Gertrude ở Saxony có một thị kiến vào ngày lễ Thánh Gioan. Bà được tựa đầu vào vết thương ở ngực Chúa và nghe được nhịp đập của Thánh Tâm Chúa Giêsu, bà cảm nghiệm được cảm xúc mà bà không thể diễn tả. Rất kỳ diệu. Lúc đó bà hỏi Thánh Gioan về cảm xúc của Thánh Gioan như thế nào khi được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly mà sao không thấy Thánh Gioan nói về điều đó. Thánh Gioan nói với bà rằng sự mặc khải được giữ lại cho thế hệ khác trong tương lai, khi nào thế giới trở nên lạnh nhạt và đắm chìm trong tội lỗi thì mới cần nhen nhóm lại tình yêu của nhân loại dành cho Thiên Chúa. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vẫn là lòng sùng kính riêng đối với 3 thế kỷ kế tiếp. Thế kỷ XVII, đức tin Công giáo bị rung động dữ dội vì nhiều đợt tấn công chống lại Giáo hội. Tin Lành nổi lên và có thêm tà thuyết Jansen (*). Tuy nhiên, cũng có các áp lực mạnh chống lại những mối đe dọa này. Vào ngày lễ Thánh Gioan (cùng ngày Thánh Gertrude đã có thị kiến từ 3 thế kỷ trước), ngày 27-12-1673, một nữ tu người Pháp là Margarita Maria Alacoque (1647-1690) cũng đã thị kiến như Thánh Gertrude. Trong thị kiến của bà, Chúa cho phép bà tựa đầu vào ngực và mặc khải cho bà những điều kỳ diệu của Tình Yêu Chúa, cho bà biết rằng Chúa muốn nhân loại nhận biết Tình Yêu Ngài qua Thánh Tâm Ngài. Điều này tiếp diễn qua những lần thị kiến khác kéo dài suốt 18 tháng. Khoảng 6 hoặc 7 tháng sau lần hiện ra đầu tiên, Chúa Giêsu yêu cầu được tôn kính qua hình tượng Trái Tim bằng Thịt. Hiện ra trong ánh hào quang và tình yêu, Chúa Giêsu yêu cầu lòng sùng kính này được tiếp nối bằng việc rước Mình Máu Chúa vào ngày Thứ Sáu Đầu Tháng và làm Giờ Thánh. Tháng 6-1675, lần “thị kiến quan trọng” xảy ra là Chúa Giêsu bày tỏ Thánh Tâm có lửa và vòng gai quấn quanh. Ngài yêu nhân loại quá đỗi nhưng chỉ nhận lại được sự vô ân bội nghĩa. Ngài vừa chỉ vào Thánh Tâm vừa yêu cầu Thánh Margarita Maria Alacoque vận động Giáo hội mừng lễ Thánh Tâm. Ngài nói với Thánh nữ nói với LM Claude de la Colombrière để được hướng dẫn. Như vậy, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu chính thức bắt đầu với sự giúp đỡ của LM Gioan Eudes và LM Claude qua những bài viết về Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hai linh mục này là tu sĩ Dòng Tên, và cả hai đều đã được phong thánh. Sau khi nữ tu Margarita Maria Alacoque qua đời năm 1690, lễ Thánh Tâm cũng chỉ được lan rộng cả Pháp quốc. Mãi tới năm 1856, lễ Thánh Tâm mới được lan rộng cả Giáo hội toàn cầu. Sau nhiều nghiên cứu của các thần học gia, ĐGH Lêô XIII mới ban sắc lệnh về việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày 11-6-1899. Và rồi nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhiều giáo xứ, nhiều trường học, nhiều bệnh viện, nhiều dòng tu,… đã lấy tên Thánh Tâm Chúa Giêsu. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu được ĐGH Clêmentô XIII phê chuẩn năm 1765 cho một số các giáo phận, và được ĐGH Piô IX phê chuẩn cho sùng kính khắp thế giới từ năm 1856. ĐGH Lêô XIII đã dâng cả thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 1899. Tại Philippines, việc tôn sùng linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc thực hành thường xuyên ở hầu hết các gia đình, nhất là khi làm phép nhà. Việc tôn kính linh ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu kết hợp với lời nguyện ngắn: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài” (O Sacred Heart of Jesus, I place all my trust in You). Thật giống với việc tôn kính Lòng Chúa Thương Xót: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài” (Jesus, I trust in You). Tuy hai mà một, đúng là một-trong-hai vậy! Trong một lần hiện ra với Thánh Margarita Maria Alacoque, Chúa Giêsu đã trao 12 lời hứa dành cho những ai tôn sùng Thánh Tâm: 1. Ta sẽ ban cho họ mọi ơn cần thiết cho đời sống của họ. 2. Ta sẽ ban bình an cho gia đình của họ. 3. Ta sẽ an ủi họ trong mọi cơn gian truân. 4. Họ sẽ tìm thấy nơi Thánh Tâm Ta sự ẩn náu an toàn trong cuộc sống và nhất là trong giờ lâm tử. 5. Ta sẽ đổ tràn phúc lành trên công việc của họ. 6. Các tội nhân sẽ tìm thấy nơi Thánh Tâm Ta một Đại Dương Thương Xót bao la. 7. Ccá linh hồn nguội lạnh sẽ trở nên sốt sắng. 8. Các linh hồn sốt sắng sẽ mau trở nên trọn lành. 9. Ta sẽ chúc lành cho các gia đình trưng bày và tôn kính linh ảnh Thánh Tâm. 10. Ta sẽ ban cho các linh mục sức mạnh lay chuyển các linh hồn chai đá nhất. 11. Nhưng người truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm Ta sẽ được ghi tên trong Thánh Tâm Ta và không hề bị phai nhòa. 12. Với lòng lân tuất của Thánh Tâm, Ta hứa rằng tình yêu toàn năng của Thánh Tâm sẽ ân ban cho những người rước lễ liên tiếp 9 thứ sáu đầu tháng được ơn ăn năn trong giờ sau hết, không phải chết thất nghĩa cùng Ta, lại được lãnh nhận các bí tích vì Thánh Tâm Ta sẽ nên nơi ẩn náu vững vàng trong giờ lâm tử. Đọc lại những lời hứa này, chúng ta thấy rất giống những gì liên quan Lòng Chúa Thương Xót. Ngày nay, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu rất phổ biến trong Kitô giáo ở khắp thế giới. TạiPhilippines, người ta dâng lễ và rước lễ vào mỗi Thứ Sáu Đầu Tháng. Sức mạnh và lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được minh chứng qua thời gian và đang được tiếp tục. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng Giàu Lòng Thương Xót, xin thương xót chúng con, xin giúp chúng con chân nhận tình yêu bao la và vô điều kiện của Ngài để chúng con có thể cảm nghiệm những nhịp đệp thương xót của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen. ————– (*) Jansenism: Thuyết của Thần học gia Công giáo Cornelis Jansen (1585–1638), khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết Tiền định Luân lý (Moral Determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người hư hỏng, không thể tốt lành, còn Chúa Kitô chỉ chết cho những người được chọn chứ không chết cho mọi người. Giáo hội Công giáo kết án thuyết này là lạc giáo. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20. |