Kéo dài bữa tiệc hiệp thông

5 phút suy niệm
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Ga 13,1-15

KÉO DÀI BỮA TIỆC HIỆP THÔNG

Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. (Ga 13,1)

Suy niệm: Chúa Giê-su thường dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời, Hôm nay, Ngài đã dùng chính bữa tiệc, bữa tiệc cuối cùng của đời Ngài trên trần gian để nói cho các môn đệ về tình yêu thương phục vụ, hiệp thông và chia sẻ. Bữa tiệc Thánh Thể mà Chúa Giê-su đã lập trong đêm thứ Năm Thánh là bằng chứng rõ rệt nhất của tình yêu. Và cho đến hôm nay, hơn 2000 năm đã qua đi, bữa tiệc ấy vẫn luôn hiện thực trên các bàn thờ trong các thánh lễ.

Mời Bạn: Để tiếp tục “tình yêu đến cùng” của Chúa Giê-su, chúng ta phải kéo dài bữa tiệc hiệp thông trên bàn thờ trong thánh lễ thành bữa tiệc hiệp thông trên bàn thờ thế giới này, nghĩa là trong cuộc sống, nơi trường học, công sở, xí nghiệp, v.v… bằng cách tiếp tục công việc hiến mình vì yêu của Chúa Giê-su qua đời sống bác ái phục vụ của bạn. Khi tái diễn hành động yêu thương, tha thứ, phục vụ trên những bàn thờ đó, chúng ta mới thực sự sống hiệp thông với Đức Giê-su.

Sống Lời Chúa: Tập thực hành đức yêu thương và phục vụ trong những việc nhỏ nhặt nhất trong đời sống thường ngày để dâng những công việc bác ái đó làm của lễ mỗi khi bạn tham dự bàn tiệc Thánh Thể.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết noi gương Chúa: sống yêu thương và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, nhỏ bé, bị quên lãng và cả những người thù ghét con vì Chúa đã để lại tấm gương đó cho chúng con như lời trăn trối cuối cùng: “Người ta cứ dấu đó mà nhận biết các con là môn đệ Thầy”. Amen.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Ga 13,1-15
YÊU ĐẾN CÙNG

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.(Ga 13,1)

Suy niệm: “Yêu đến cùng”, một mặt muốn diễn tả sự chung thủy của tình yêu – yêu cho đến chết; mặt khác, “yêu đến cùng” còn muốn nói lên tính vượt trội, nghĩa là vượt trên tất cả những gì con người có thể tưởng tượng được để bày tỏ tình yêu. Đức Ki-tô đã yêu thương những kẻ thuộc về Ngài bằng một tình yêu như thế. Để biểu lộ tình yêu cao độ này: Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ; Ngài lập Bí tích Thánh Thể để trao ban chính Thịt và Máu của Ngài; và Ngài lập Bí tích Truyền Chức Thánh để tiếp tục công cuộc trao ban cho đến cùng. Khi trao ban những gì cao quí nhất cho những kẻ thuộc về mình, Đức Ki-tô muốn biến họ thành một cầu nối để tình yêu của Ngài được lan tỏa cho đến cùng, Ngài mời gọi họ: “Anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.

Mời Bạn: Làm như Thầy đã làm không chỉ lập lại các nghi thức mà phải yêu như Ngài đã yêu, là dám hiến thân phục vụ tha nhân để diễn tả một tình yêu cho đến cùng.

Sống Lời Chúa: Siêng năng tham dự Thánh lễ và kết hiệp với Chúa Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể để thực sự được nuôi dưỡng bởi tình yêu của Ngài và có thể yêu thương như Ngài đã yêu.

Cầu nguyện:Lạy Chúa Ki-tô, chúng con đang sống trong năm Phúc Âm Hóa cộng đoàn, Mẹ Hội Thánh muốn chúng con quay về với tình yêu của Chúa để trước hết được thánh hóa, hầu có thể yêu tha nhân như Chúa đã hiến thân mình để yêu thương chúng con.

Thứ Năm tuần thánh, 2014
Holy Thursday. Exodus 12:1-8, 11-14. Our blessing-cup is a communion with the blood of Christ—Ps 115(116):12-13, 15-18. 1 Corinthians 11:23-26. John 13:1-15.

‘If I have washed your feet, you also ought to wash one another’s feet.’

The gospel for Holy Thursday confronts us with a powerful image of servant leadership. In washing the disciples’ feet, Jesus performs an act reserved for the lowliest of servants and slaves. As a profound symbol of self-emptying love, the washing of the feet still has the power to shock, as it did Peter and the other disciples. Reactions to Pope Francis washing the feet of female and Muslim inmates in a Roman prison is a case in point. It upset liturgical purists who were more concerned with rubrics than the act of love which the washing symbolises. Further, the act of washing another’s feet is an awkward and sometimes messy action. It reminds us that the Gospel is an uncomfortable and awkward message in a world where people’s worth is measured in terms of status, power and wealth. In such a world, the humblest of gestures takes on a whole new meaning.

You may also like...