Sống Đức Tin theo Linh Đạo LMTT

Lời nói đầu: Bài thuyết trình  này nhấn Mnh đến ĐỨC TIN SỐNG ĐỘNG (=có sống theo đức tin, trong hành động mỗi ngày không?) và muốn đánh thức người Kitô, người LMTT, những người đạo dòng, vì thật sự đa số chúng ta “có” đức tin, mà “không sống theo đức tin”.

Bài thuyết trình này chỉ nhắc qua mà không đề cập nhiều vài khía cạnh không thể thiếu khi nói về đức tin.

I.- Chỉ nhắc qua không đi vào chi tiết, hay có thể bỏ trang 1 -2 Định nghĩa Đức Tin;Đức Tin không ngược lại với phẩm giá con người;  Ðức tin, trí khôn và Khoa học

Định nghĩa Đức Tin: Các Tự điển rất thích định nghĩa Tin là đặt tin tưởng nơi một sự kiện hay một người nào đó, hay tệ hơn Tin là đặc tin tưởng nơi một sự kiện, một người mà không có bằng chứng. Theo Kitô giáo “Tin chính là biết – biết rằng Thiên Chúa là ai, biết rằng Ngài yêu thương chúng ta và muốn giúp đỡ chúng ta, biết rằng những lời hứa của Ngài là dành cho chính mỗi người chúng ta, biết rằng Ngài đáp trả lời cầu nguyện, biết rằng Ngài sẽ thực hiện cho dù sự hiểu biết ấy trái ngược với những hiểu biết thông thường của chúng ta. Đức tin chính là biết cho dù chúng ta có nhìn thấy gì hoặc nghĩ gì.”

Đức Tin không ngược lại với phẩm giá con người

Tin vẫn là một hành vi đích thực của con người. Tin tưởng Thiên Chúa và gắn bó với những chân lý mặc khải không đi ngược với tự do và trí khôn con người. tin vẫn là một hành vi đích thực của con người. Tin tưởng Thiên Chúa và gắn bó với những chân lý mặc khải không đi ngược với tự do và trí khôn con người. (Giáo Lý Công Giáo, Điều 154 sẽ viết tt GLCG,154)

Ðức tin, trí khôn và Khoa học

Trong đức tin, trí khôn và ý chí con người hợp tác với ân sủng Thiên Chúa : “Tin là một hành vi của trí khôn chấp nhận chân lý mặc khải theo lệnh của ý chí được ân sủng Thiên Chúa tác động” (Th. Tô-ma Aq. toàn thư2-2, 2, 9; x)

Lý do để tin không nằm ở chỗ các chân lý mặc khải được chúng ta thấy là đúng và hiểu được theo ánh sáng của lý trí tự nhiên. Chúng ta tin “vì uy quyền của chính Thiên Chúa, Ðấng mặc khải không thể sai lầm cũng như không lừa dối chúng ta”. “Tuy vậy, để sự ưng thuận của đức tin phù hợp với lý trí, Thiên Chúa đã muốn những bằng chứng bên ngoài của mặc khải đi kèm theo ơn Thánh Thần trợ lực bên trong (x. Nt, DS 3009). Vì thế các phép lạ của Ðức Ki-tô và các thánh (x. Mc 16, 20;Dt 2, 4), các lời tiên tri, sự lan tràn và sự thánh thiện, sự phong nhiêu và sự vững bền của Hội Thánh “là những dấu chỉ chắc chắn của mặc khải, phù hợp với trí khôn của mọi người”, là những lý do của tính khả tín giúp cho sự ưng thuận của đức tin “hoàn toàn không phải là động tác mù quáng của tinh thần” (GLCG,155).

Ðức tin chắc chắn, chắc chắn hơn mọi hiểu biết phàm nhân, vì lấy chính Lời Thiên Chúa làm nền tảng, mà Thiên Chúa thì không thể nói dối được (ibid)

Khi tin người ta muốn tìm hiểu điều mình tin” (Thánh An-xen-mô, prosl. proem) : có một điều gắn liền với đức tin là người tin ước muốn biết rõ hơn Ðấng mình tin và hiểu rõ hơn điều Người mặc khải

ĐGH Gioan Phaolô 2, trong thông điệp 14/9/1998  “Đức Tin là Lý Trí” đã viết: Đức tin và Lý trí là như đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý. Thiên Chúa đã in vào tâm khảm con người khát vọng nhận biết chân lý, và sau cùng để nhận biết chính Người, ngõ hầu khi đã biết và yêu mến Người thì con người cũng nhận biết chân lý đầy đủ về chính mình. (Nguyên bản Xin xem CD, dưới mụx “Thông Điệp hay Tông Huấn các Giáo Hoàng”)

Ðức tin và khoa học.

“Mặc dù đức tin vượt trên lý trí, nhưng không bao giờ hai bên thực sự mâu thuẫn nhau : Ðấng mặc khải các mầu nhiệm và thông ban đức tin, cũng chiếu rọi ánh sáng khôn ngoan xuống tâm trí con người, Thiên Chúa không thể tự phủ nhận chính mình, cũng như điều chân thật không bao giờ nghịch lại điều chân thật”(GLCG,156).

Có thể xem thêm bài “Tương quan giữa Đức Tin và Khoa Học” cuêa LM ĐàoQuangChínhhay Khoa Học và Đức Tin của LM Jean-Marie Moretti” trong phần Tà Liệu

II.- Đề tài chính Đức tin áp dụng trong đời sống người LMTT (trang 2-8 )

Trong một buổi thuyết trình trước hơn ngàn dự thính viên, đến họp đại hội Canh Tân Đặc Sủng Toàn Quốc tại Convention Center ở Los Angeles, linh mục thuyết trình hỏi : “Ai có đức tin? Cả hội trường xôn xao và cà ngàn đôi tay dơ cao, miệng nói : “có”. Chờ khi hội trường im lặng, vị linh mục chậm rãi hỏi tiếp: “Ai có đức tin thật sự và áp dụng ‘đức tin thật sự ấy” vào đời sống hằng ngày của mình?” Cả hôi trường đều im phăng phắt, vì không ai bảo nhau, nhưng tất cả đều tự nhận: “thật sự, mình không sống những điều mình tin, mình không sống động đức tin của mình.”

Bắt chước vị linh mục nói trên, xin hỏi bạn: Khi đọc kinh vừa rồi, bạn có “trò chuyện” với Chúa không? Hay miệng nghe lời nguyện mà lòng thì chẳng nghĩ đến Người mà kinh nguyện nói đến, Chúa! Bạn có nghĩ đến Chúa Giêsu, đang hiện diện, giữa anh em chúng mình, như Ngài đã quả quyết: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.(Mt 18,20). Rất có thể bạn tự nhủ trong lòng “tôi có tin ”; nhưng điều mà tôi muốn nói đây là: thái độ, hành vi cử chỉ của mình ra sao trước sự hiện diện này? Luôn để ý đến sự hiện diện, trong thái độ, lời nói trước mặt Ngài, thái độ và lời nói đối với anh em…hay trên thực tế, bất chấp sự hiện diện của Thiên Chúa, có hay không, không ảnh hưởng gì đến thái độ của tôi? Đến cách tôi cư xử, nói chuyện, trao đổi ý kiến với anh em?

Bây giờ tôi xin mạn phếp nói: Vâng anh và tôi, chúng mình có đức tin, tôi muốn nói, phải, chúng ta có tin, có chấp nhận Chúa và Lời Chúa, nhưng xét cho kỹ ít khi hay thậm chí không sống  “đức tin” này trong đời sống thường nhất của chúng ta.

Tại sao?

Dù có theo lớp sinh học hay không, chúng ta đều biết con người là một động vật có trí khôn. Là một động vật, tự nhiên cần thỏa mãn nhu cầu  xác thịt, mà không chút cố gắng.

Trên mức xác thịt, muốn hiểu biết,con người cần phải cố gắng, phải tự ép mình, làm những chuyện không tự nhiên mà làm: học hỏi. Tuỳ theo mức cố gắng, khiếu bẩm sinh học hỏi làm cho con người mở mang trí tuệ, biết thêm nhiều điều: lý luận, khoa học hay nói chung những điều ẩn náu sau bức màn tự nhiên của thế giới vật chất. Thế nhưng dù dùng cả đời để học hỏi, khả năng hiểu biết con người vả hạn hẹp, .. còn vô số điều, dù là khoa học, trí tuệ con người vẫn chưa đạt đến.

Trên mức xác thít và trí khôn, vẫn còn thế giới tâm linh (psychic, paranormal, extra sensory perception, telepathy) mà con người hiện nay đang cố gắng tìm hiểu.

Thuyết trình viên có thể nêu ở đây những tỉ dụ mà mình tự chứng kiến.. hoặc được nghe lại  và được kiểm chứng…

Rồi đến thế giới siêu nhiên. Thế giới mà con người với hết tài cán thông minh vẫn không vơi đến, nhưng lại được Thiên Chúa tạo dựng , mặc khải cho con người.

Đức tin gồm: hiểu biết và ý chí. Theo thánh Tomas Aquinô, trí tuệ có thể giúp chúng ta hiểu vài điều về Thiên Chúa, nhưng chỉ có ý chí mới làm cho ta chấp nhận và hành sự theo những gì ta hiểu biết được.

Ðức tin là một ân sủng

Khi Thánh Phê-rô tuyên xưng Ðức Giê-su là Ðấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Ðức Giê-su tuyên bố với thánh nhân rằng : “Phàm nhân không tài nào mặc khải cho anh điều ấy được, nhưng chính là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời đã mặc khải“(Mt 16, 17) (x. Gl 1, 15; Mt 11, 25). Ðức tin là hồng ân của Thiên Chúa, là nhân đức siêu nhiên do Người phú bẩm. Ðể có được đức tin nầy, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và có sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, Ðấng thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt tinh thần và ban cho “mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý” (GLCG, 153).

Có thể bạn tin rằng “Đực Tin là một ân sủng của Chúa, Thiên Chúa ban không”, nhưng bạn có khi nào “sống” niềm tin này không? Có lẽ khi còn nhỏ, bạn đã được dạy nói tiếng “cám ơn” khi nhận được tặng phẩm gì, hay đã để ý đến lời đầu môi của đa số người Mỹ, “thanks” khi chúng ta đến định cư đến đất nước này. Khi nghe đoạn Phúc âm Luca 17:11-18, thuật lại 10 ngưpời phong hủi được chữa lành, mà chỉ có một người trở lại và cám ơn Chúa, bạn có phán đoán gì? Có lẽ bạn đã thốt ra: “Sao mà vô ơn đến thế?”, mà không ngờ chính mình lại ở trong nhóm  9 người vô ơn kia mà Chúa trách móc “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?”  

Có khi nào, trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm, hay trong đời mình, bạn đã thốt lên một lời cám ơn Thiên Chúa về đặc ơn này không? Xin nghĩ lại đi.

Thuyết trình viên nên ngừng giây lát…

Mặc dù đức Tin là một ân sủng, đức Tin gồm có phần lý trí –để chấp nhận, như thánh Tomas Aquinô, đã nói trên, nên như một điều của phàm nhân, để lý trí chấp nhận đức tin, chúng ta cần xin ơn – vì đây là một đặc sủng củ Chúa, và cần phải rèn luyện nó.

Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm dành cho bạn vô số dịp để sống đức Tin này –xin ơn và rèn luyện. Bạn có xử dụng đúng cách những phương tiện này không?:

● Khi thức dậy, bạn có chào Chúa hiện diện, dâng lên Ngài mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chính mình cùng với anh em LMTT, các hội viên Tông Đồ Cầu Nguyện, hiệp với hy lễ Chúa đang dâng trên bàn thờ không? Rồi trong ngày, có mấy lần anh em chúng ta lập lại lần dâng hiến, như Thủ Bản đã từng nhắc nhở không? (Thủ Bản LMTT, điều 504)

Bạn có tin, việc dâng hiến này vô cùng hiệu nghiệm vì tính cách tư tế của người LMTT, hợp với hy lễ Chúa dâng trên bàn thờ không? Thuyết trình viên nên đọc lại cho tham dự viên nghe, đoạn vô cùng sắc sảo của Diệu thuyết Thánh Tâm Chúa:

“Chính vì thế mà Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm nhấn mạnh đến việc đoàn viên Dâng Mình lên Chúa hằng ngày, hợp với hy lễ Chúa tự hiến tế trên bàn thờ.  Dâng mình là dâng cả thân xác và linh hồn, mọi kinh nguyện, việc làm, vui buồn, công việc tông đồ, các thành công và  thất bại.  Nói tóm lại tất cả mọi sự việc đều dâng cho Chúa, để tôn vinh Chúa và mưu ích cho các linh hồn cùng toàn thể Giáo Hội.

Việc Dâng Mình không những thuộc nhiệm vụ tư tế phổ quát của người tín hữu giáo dân, mà đồng thời còn là một chức năng nhân chứng nữa.  Công Đồng Vaticanô II trong “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội”, đoạn 34 xác định: “Những kẻ mà Người đã cho tham dự mật thiết vào sự sống và sứ mệnh của Người, Người cũng cho họ tham dự vào chức tư tế, để họ thực hành việc phụng tự thiêng liêng, hầu tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi loài người.”  Vì giáo dân đã được thánh hiến nhờ Đức Kitô và được Thánh Thần xức dầu, nên họ được mời gọi và được ban ơn cách lạ lùng để Thánh Thần sinh hoa trái nơi họ ngày càng phong phú hơn.  Thực vậy, tất cả mọi hoạt động, mọi kinh nguyện và công việc tông đồ, bao gồm cả đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày, việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần; nếu họ chu toàn trong Thánh Thần, và cả đến những thử thách của cuộc sống, nếu họ kiên trì đón nhận, thì tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô, được thành kính dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Máu Thánh Chúa khi cử hành phép Thánh Thể.  Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài, bằng hành động thánh thiện khắp nơi.”

Sống đời sống dâng mình, người tín hữu còn thực thi chức vụ rao giảng, làm chứng nhân cho Đức Kitô trước mặt mọi người bằng sự tôn trọng sự thật.  Việc lấy chính đời sống của mình làm nhân chứng bắt nguồn từ đức Tin, đức Cậy và đức Mến là khởi điểm và là điều kiện cho tinh thần tông đồ và không gì có thể thay thế được.” (Thủ Bản LMTT, điều 504)

Là người có tránh nhiệm hướng dẫn anh em LMTT, bạn có nhắc lại cho anh em, lối sống động đức tin này không, hay không khi nào chịu khó cho anh em học hỏi Thủ Bản, hay không khi nào nhắc nhở anh em đau yếu, không đi họp được, chức năng tư tế vô cùng quan trọng ngay khi ngồi ở nhà không?

● Khi tham dự Thánh Lễ –nếu được hằng ngày thì cám ơn Chúa-  bạn có xin Chúa cho thêm đức tin trước lễ, xin nhắc lại: “xin thêm đức tin” để bạn sống lại và dâng lên Chúa Cha, cả cuộc đời Chúa Giêsu, khi chấp nhận xuống thế làm người, khi giảng dạy các môn đệ và dân chung và cùng họ ngược xuôi mãnh đất  Galilê ròng rã 3 năm trời, và nhất là cuộc chịu nạn đau khổ chưa từng thấy, sự sống lại và lên trời của Ngài. Nếu bạn tin thật như thế, thì tôi cam đoan PT/LMTT đã đưa bạn đến mức sống thiêng liêng ít khi thấy được ở trầng gian này. Nếu bạn tin thật như thế, tôi cam đoan, thái độ của bạn trong ngày, đối với Thiên Chúa, đối với chính mình và đôi vơi tha nhân. Đưng trước cảnh Chúa chịu đau khổ, mà hy vọng bạn đã nhìn thấy trong “The Passion” của Mel Gibson, phản ứng bạn ra sao,hay chẳng có một ý thức nào? Bạn có thừa cơ –tôi dùng chữ hơi táo bạo- cùng Chúa Giêsu, dâng lên Chúa Cha, sự thờ lạy, ngợi khen, cám tạ, xin ơn tha tội của một tạo vật dâng lên Đấng Tạo dựng mình không?  Bạn có kết hợp chặc chẽ với Chúa Giêsu, để hy lễ Ngài cũng là Hy lễ mà chúng ta hiệp dâng lên Chúa Cha không?  Bạn có để hy lễ Chúa thấm nhuần đời sống bạn không?

Thuyết trình viên nên đọc lại cho tham dự viên nghe lại , đoạn Thủ Bản vô cùng sắc sảo của Diệu thuyết Thánh Tâm Chúa:

Thánh lễ là trọng tâm và tuyệt đỉnh của đời sống Giáo Hội; bởi vì trong thánh lễ, Chúa Kitô kết hợp Giáo Hội và tất cả chi thể của Người vào Hy Lễ Chúc Tụng và Tạ Ơn.  Trong hy lễ này, Người đã dâng trên Thập Giá cho Chúa Cha một lần cho đến muôn đời[1]. Việc tham dự thánh lễ sẽ hội nhập ta vào Thánh Tâm Chúa Kitô, nâng đỡ ta trong suốt cuộc lữ hành trần gian, làm cho ta thêm khát vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, kết hợp ta với Giáo Hội Thiên Quốc cùng với Đức Trinh  Nữ  Maria và các Thánh[2].  Do đó, người LMTT phải ý thức và tích cực tham dự, cũng như phải để thánh lễ thấm nhuần vào cả đời sống hằng ngày của họ. (Thủ Bản LMTT, điều 504)

● Khi làm Giờ Thánh, bạn có thật sự suy niệm, ngắm nhìn Chúa Giêsu hấp hối trong vườn dầu cùng với tất cả những tâm tư của một Thiên Chúa-Người, cảm nhận cái đau khổ khi thấy trước những đau đớn thể xác, những trận roi đòn, kiệt sức khi vác thánh giá, khi bị treo trên thập giá, cái đau khổ về tinh thần trước cảnh tượng biết bao linh hồn sẽ không nhận lấy hồng ơn cứu chuộc này? Đoàn LMTT bạn hướng dẫn có học hỏi và thực hành đoạn làm Giờ Thánh không?

Thuyết trình viên nên đọc lại hay tóm tt cho tham dự viên nghe lại đoạn Giờ Thánh Đền Ta, xin chú trọng đến đoạn kết thuyết trình viên có thể thêm: đáp lại bao la của Chúa bàng cách cố gắng tham dự thánh lễ Misa hằng ngày.

Giờ Thánh Đền Tạ (Thủ Bản Điều 810 )

Trong Giờ Thánh, người LMTT sống lại những phút cuối cùng của Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu, đau khổ, cô đơn, như bị Chúa Cha bỏ rơi, bị nhân loại không màng đến công ơn cứu rỗi; rồi muốn đền đáp bằng cách yêu thế, nguyện thế và đền tội thế cho nhân loại, hầu an ủi Trái Tim Chúa.

Giờ Thánh Đền Tạ gồm những phần sau:

1. Lắng đọng tâm hồn trước sự hiện diện của Thiên Chúa

Cầu xin Chúa Thánh Thần hay Ca tụng Chúa trong phép Thánh Thể.

Giục lòng tin, cậy, mến, thờ lạy, cảm tạ và xin ơn tha thứ.

2. Cùng với Chúa trong vườn Giệtsêmani

Suy niệm 1:

  1. Suy gẫm về sự hấp hối hay về một đoạn Chúa chịu nạn vì yêu nhân loại. (Như đọc Lc 29:39-45, hay một đoạn Chúa than trách nhân loại qua thánh nữ Margarita, rồi đọc một đoạn suy gẫm về những diễn tiến này).
  2. Cầu nguyện (nói chuyện với Chúa) và yên lặng để suy gẫm lời Chúa.
  3. Nói lên sự biết ơn và quý mến tất cả những gì Chúa đã làm cho ta.  Người hướng dẫn có thể nêu lên tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện để cứu chuộc.

Suy niệm 2: Suy gẫm về sự đáp trả của con người. (Đọc Lc 22:46-48).

Thái độ của chính mình trước tình yêu Thiên Chúa, trước Thánh Thể, trước Hy Lễ Tạ Ơn (Misa), trước muôn ngàn ơn phước.

  1. Đáp lại tình yêu bao la của Thiên Chúa bằng chính tình yêu mình: hãy nói lên ta thương yêu Ngài, yêu thay cho những người khác, thay cho những người không biết đến hoặc không màng đến ơn cứu chuộc.
  2. Xin ơn tha thứ về tất cả những vô ơn của ta.
  3. Tình nguyện đền thay và nguyện thế cho tội nhân, hiệp với hy lễ Chúa đang dâng lên Chúa Cha, để làm cho Chúa Cha nguôi giận, để xin cho người tội lỗi trở về cùng Chúa.

3. Kết thúc (hơi thay đổi)

Trước tình yêu bao la của Thiên Chúa và sự vô ơn loài người – xin nhớ trong đó có mỗi người trong chúng mình, người LMTT đáp lại bằng tình yêu của mình: tạ ơn, cầu thay nguyện thế cho tha nhân, đặc biệt thúc đẩy tham dự Thánh Lễ Misa hằng ngày nếu được. Thánh Lễ là lúc người LMTT đang tham gia thật sự vào đời sống Chúa Kitô, nhất là khi Ngài chịu chết, sống lại và lên trời, đang thực thi chức năng tư tế của giáo dân cách trọn vẹn.

● Nếu hỏi bất cứ một giáo dân nào: “Đặc sắc nhất của người Liên Minh Thánh Tâm là gì?” thì chắc chắn đa số sẽ trả lời “Lòng Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.” Nếu hỏi thêm: “Làm thế nào để biết gia đình họ (của người LMTT) tôn sùng Thánh Tâm Chúa? Thì cũng sẽ nhanh chóng có câu trả lời: Trong nhà họ “có tượng Thánh Tâm Chúa đặt trên bàn thờ”. Có lẽ ít ai, kể cả đa số anh em LMTT, có thể trả lời: Gia đình họ có tượng Thánh Tâm Chúa, được đặt trên bàn thờ trong một nghi thức long trọng gọi là “Tôn Vương”

Là người lãnh đạo trong PT/LMTT bạn hiểu gì về nghi thức Tôn Vương, bạn có tin Lời Thánh Tâm Chúa chúc phúc cho những gia đình Tôn Sùng Trái Tim Chúa ? “Ta sẽ chúc lành cho gia đình nào tôn thờ Thánh Tâm Ta” (Lời hứa thứ 8).  Là lãnh đạo, bạn có khi nào giúp Đoàn, Liên Đoàn  học hỏi Thủ Bản về việc Tôn Vương, Điều 606, 809 chưa?

Thuyết trình viên nên đọc lại cho tham dự viên nghe Điều 606 của Thủ Bản, nhất là điểm “Đền Tạ”, nhờ chức tư tế phổ quát của người LMTT, và Gia đình là môi trường tông đồ đầu tiên của người LMTT. Cũng nên nhấn mạnh đến niềm tin vào Tình yêu Thiên Chúa biểu hiệu qua những mặc khải của Thánh Tâm Chúa.

Nên nêu ra  những điều thuyết trình viên chính mình mắt thấy tai nghe hay được anh em LMTT thuật lại v/v Tôn Vương thuyết trình viên

Có thể tóm tắt:

Điều 606.   Tôn Vương Trong Gia Đình.

1. Lý do cần phải Tôn Vương

Thế giới ngày nay đang trong tình trạng suy đồi về mặt đạo đức và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống còn của gia đình. Để gia đình khỏi sa vào tình trạng đổ vỡ và được thăng tiến, chỉ có một phương thức duy nhất là người tín hữu phải dâng gia đình cho Thánh Tâm Chúa, vì chính Chúa đã hứa: “Ta sẽ chúc lành cho gia đình nào tôn thờ Trái Tim Ta”. Nếu đoàn viên LMTT đã coi việc dâng gia đình là một bổn phận, thì lễ nghi Tôn Vương Gia Đình là khởi điểm việc dâng gia đình cho Thánh Tâm Chúa.  

2. Ý nghĩa việc Tôn Vương Gia Đình

Tôn Vương là một nghi thức công khai, trang trọng đặt ảnh tượng Thánh Tâm Chúa nơi bàn thờ, chính thức công nhận vương quyền của Thánh Tâm Chúa, nhìn nhận và hứa tuân giữ lề luật Chúa trong gia đình mình.  Chúa làm chủ tể gia đình trên cả hai phương diện tinh thần và vật chất.  Mọi sự vui, sự buồn của mỗi phần tử trong gia đình đều thuộc về Thánh Tâm Chúa.  Khi đã Tôn Vương gia đình cho Thánh Tâm Chúa, chúng ta không còn sống trong nhà chúng ta nữa mà sống trong nhà của Chúa Giêsu; vì căn nhà nhỏ hẹp của chúng ta đã trở nên cung điện đền đài của Vua Giêsu ngự trị.

Theo cha Crawley-Boevey, người sáng lập phong trào và được Đức Giáo Hoàng Thánh Piô X chuẩn nhận năm 1907, và các Giáo Hoàng kế tiếp khuyến khích, việc Tôn Vương cần thiết vá quan trọng :

a) Tôn Vương Thánh Tâm Chúa là một việc tông đồ, với mục đích đem các linh hồn về với Chúa; là một chiến dịch để đem tình yêu Thánh Tâm đến cả thế giới, là suy tôn cách trọng thể, dành cho vua Giêsu, Vua các vua, Chúa của thế giới; trên bình diện quốc gia, xã hội và gia đình; đồng thời cũng là một cử chỉ đền tạ thế cho những ai từ chối Chúa: gia đình, xã hội, trường học, luật pháp.

b) Cốt lõi của Tôn Vương là Tình Yêu Thánh Tâm Chúa, làm sao cho mọi người cảm nghiệm được tình yêu bao la này và đáp trả bằng chính tình yêu mình đối với Thánh Tâm Chúa.

c) Tôn Vương giúp đáp trả tình yêu một cách thiết thực bằng cầu nguyện, tạ ơn và đền tạ trong gia đình, là phần tử nồng cốt của xã hội. Tôn Vương được khởi xướng bằng một nghi lễ đặc biệt, khi cả gia đình long trọng giao ước với Thánh Tâm Chúa. Tôn vinh Chúa làm Chủ gia đình tức là giữ trọn lề luật yêu thương của Chúa và của Giáo Hội và hứa hoàn lại (đền tạ) Vương quyền Chúa trên những gia đình, xã hội quốc gia đã không nhìn nhận Chúa. Sự đền tạ này được thực hiện suốt cả đời bằng việc:

            .           Cầu nguyện: cầu nguyện không ngừng, cầu nguyện chung với gia đình, đọc và suy gẫm Lời Chúa, lần hạt Mân Côi, dâng gia đình cho Trái Tim Chúa, cầu nguyện chung trong những dịp vui buồn.

            .           Tạ ơn: Việc Tôn Vương mời gọi biến đổi gia đình thành một nơi Chúa ngự, một nhà tạm cho Thánh Thể và thúc giục mọi người siêng năng, tham dự Thánh Lễ và rước lễ kết hợp hằng ngày với Thánh Tâm Chúa.

            .           Đền tạ: còn được gọi là thế vì. Qua Bí tích Rửa tội, Kitô hữu được tham dự vào chức tư tế của Chúa Giêsu. Do đó việc Tôn Vương mời gọi mỗi người trong gia đình dâng mọi việc làm, mọi kinh nguyện, mọi vui buồn đau khổ, kết hợp mật thiết với hy lễ Chúa Giêsu trên bàn thánh để yêu thế, ca ngợi thế, cám ơn thế, tạ ơn thế, đền tội thế, và xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho những người có tội, những gia đình, xã hội, quốc gia không nhìn nhận Chúa và lề luật Chúa.

    Với mục đích nói trên, Phong Trào thiết lập lễ nghi Tôn Vương Gia Đình và mong muốn đoàn viên cố gắng thực hiện để Thánh Tâm Chúa Giêsu sớm được ngự trị trong gia đình mình, đồng thời cổ động cho nhiều gia đình khác cũng thực hiện.

Chúa yêu bạn vô ngần. Ngài không những mạc khải qua Thánh Kinh mà còn qua những lần hiện ra với các thánh. LMTT hướng dẫn bạn, đáp trả tình yêu Chúa bằng phương cách “Tôn Vương”. Bạn đã làm gì, để thực hiện lối sống này?

Thưa anh em Liên Minh Thánh Tâm,

Anh em là những lãnh đạo hay thuộc thành phần lãnh đạo của Phong Trào. Trách nhiệm của anh em không nhỏ. Nhưng trước khi nói đến việc tổ chức, cách điều khiển, có lẽ anh em nên tự hỏi tôi đã sống đức tin của tôi như thế nào trong khuôn khổ Linh Đạo Thánh Têm Chúa Giêsu? Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm đã vạch ra một lối sống thiêng liêng, rất cá biệt, khác với ường lối các Phong trào khác. Bạn có chú tâm đến lối sống cá biệt này để hoàn thành trách vụ cúa một Kitô hữ, của một người mang tên là đồ đệ của Thánh Tâm Chúa, bầng cách sống động đức tin mình qua linh đạo của PT LMTT mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.

========

Góp ý:

Đức Tin là cần thiết cho K3N, nhưng bài này bao gồm nhiều đề tài khác trong đó đã có sẵn trong TB như Tôn Vương Đền Tạ…Nội bài đức tin này phải thuyết giảng 3 tiếng đồng hồ mới xong. Nên ngắng gọn trong 2 trang giấy thôi thì mới kịp trong một tiếng.(Lực)

Tài liệu tham khảo:

1.-NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CỦA ÐỨC TIN theo Sách Giáo Lý Công Giáo, trang 9-11

2. Đức Tin trong Thánh Kinh, trang 11-18

3. ĐỨC TIN BỊ CÀI ĐẶT – by Khổng Nhuận, trang 18-22

4.- Khoa Học Và Đức Tin, Tác giả: Jean-Marie Moretti, SJ.[1]

Chuyển ngữ: Nguyễn Thế Minh, SJ , trang 22-39-

1.-NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CỦA ÐỨC TIN

Sách Giáo Lý Công Giáo, 1993.Phần I, Đoạn II, Chương III, Con người đáp lại Lời Thiên Chúa; Mục ă: Tôi tin, III, NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CỦA ÐỨC TIN, trang 37-39

Ðức tin là một ân sủng

153 (552 1814 1996 2606) Khi Thánh Phê-rô tuyên xưng Ðức Giê-su là Ðấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Ðức Giê-su tuyên bố với thánh nhân rằng : “Phàm nhân không tài nào mặc khải cho anh điều ấy được, nhưng chính là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời đã mặc khải”(Mt 16, 17) (x. Gl 1, 15; Mt 11, 25). Ðức tin là hồng ân của Thiên Chúa, là nhân đức siêu nhiên do Người phú bẩm. Ðể có được đức tin nầy, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và có sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, Ðấng thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt tinh thần và ban cho “mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý” (DV 5).

Ðức tin là một hành vi nhân linh

154 (1749 2126) Chỉ có thể tin nhờ ân sủng và những trợ lực bên trong của Thánh Thần. Tuy vậy, tin vẫn là một hành vi đích thực của con người. Tin tưởng Thiên Chúa và gắn bó với những chân lý mặc khải không đi ngược với tự do và trí khôn con người. Ngay trong những giao tiếp giữa người với người, chúng ta không đi ngược với phẩm giá của mình khi tin những gì người khác nói về chính họ hoặc về ý hướng của họ, và khi tin tưởng vào những lời hứa của họ (chẳng hạn lời hứa hôn nhân) để hiệp thông với họ. Vậy càng không ngược lại với phẩm giá con người, nếu “với đức tin, chúng ta hoàn toàn sáng suốt và tự do qui phục Thiên Chúa, Ðấng mặc khải” (x. Cđ Va-ti-can I; DS 3008), hiệp thông mật thiết với Người.

155 Trong đức tin, trí khôn và ý chí con người hợp tác với ân sủng Thiên Chúa : “Tin là một hành vi của trí khôn chấp nhận chân lý mặc khải theo lệnh của ý chí được ân sủng Thiên Chúa tác động” (Th. Tô-ma Aq. toàn thư2-2, 2, 9; x. Cđ Va-ti-can I:DS 3010).

Ðức tin và trí khôn

156 (1063 2465 548 812) Lý do để tin không nằm ở chỗ các chân lý mặc khải được chúng ta thấy là đúng và hiểu được theo ánh sáng của lý trí tự nhiên. Chúng ta tin “vì uy quyền của chính Thiên Chúa, Ðấng mặc khải không thể sai lầm cũng như không lừa dối chúng ta”. “Tuy vậy, để sự ưng thuận của đức tin phù hợp với lý trí, Thiên Chúa đã muốn những bằng chứng bên ngoài của mặc khải đi kèm theo ơn Thánh Thần trợ lực bên trong (x. Nt, DS 3009). Vì thế các phép lạ của Ðức Ki-tô và các thánh (x. Mc 16, 20;Dt 2, 4), các lời tiên tri, sự lan tràn và sự thánh thiện, sự phong nhiêu và sự vững bền của Hội Thánh “là những dấu chỉ chắc chắn của mặc khải, phù hợp với trí khôn của mọi người”, là những lý do của tính khả tín giúp cho sự ưng thuận của đức tin “hoàn toàn không phải là động tác mù quáng của tinh thần” (x. Cđ Va-ti-can I: DS 3008-3010).

157 (2088) Ðức tin chắc chắn, chắc chắn hơn mọi hiểu biết phàm nhân, vì lấy chính Lời Thiên Chúa làm nền tảng, mà Thiên Chúa thì không thể nói dối được. Hẳn là các chân lý mặc khải có thể bị lý trí và kinh nghiệm loài người cho là mờ tối, nhưng “sự chắc chắn mà ánh sáng Thiên Chúa ban còn lớn hơn sự chắc chắn mà ánh sáng của lý trí tự nhiên đem lại” (Th. Tô-ma Aq. tổng luận 2-2, 171, 5/3). “Trăm ngàn khó khăn không đủ làm thành một ngờ vực nào” (Newman, biên hộ).

158 (2705 1827 90 2518) “Khi tin người ta muốn tìm hiểu điều mình tin” (Thánh An-xen-mô, prosl. proem) : có một điều gắn liền với đức tin là người tin ước muốn biết rõ hơn Ðấng mình tin và hiểu rõ hơn điều Người mặc khải; ngược lại, một hiểu biết thấu đáo hơn lại đòi hỏi một đức tin lớn hơn, ngày càng đượm nồng tình yêu. Ơn đức tin mở”con mắt tâm hồn” (Ep 1, 18) dẫn đến một hiểu biết sống động về nội dung mặc khải, tức là về toàn bộ ý định của Thiên Chúa và những mầu nhiệm đức tin, về tương quan giữa các mầu nhiệm với nhau và với Ðức Ki-tô, trung tâm của mầu nhiệm được mặc khải. Ðằng khác, để “làm cho việc hiểu biết mặc khải luôn thêm sâu sắc, Thánh Thần không ngừng nhờ các ân huệ của Người giúp đức tin được thêm hoàn hảo” (x. Pv 5). Thánh Âu Tinh nói : “Tôi tin để hiểu và tôi hiểu để tin tốt hơn” (Bài giảng 43, 7, 9).

159 (283 2293) Ðức tin và khoa học. “Mặc dù đức tin vượt trên lý trí, nhưng không bao giờ hai bên thực sự mâu thuẫn nhau : Ðấng mặc khải các mầu nhiệm và thông ban đức tin, cũng chiếu rọi ánh sáng khôn ngoan xuống tâm trí con người, Thiên Chúa không thể tựphủ nhận chính mình, cũng như điều chân thật không bao giờ nghịch lại điều chân thật” (x. Cđ Va-ti-can I:DS 3017). Bởi vậy, việc nghiên cứu có phương pháp trong mọi ngành, nếu tiến hành một cách thật sự khoa học và theo các tiêu chuẩn luân lý, sẽkhông bao giờ trái nghịch với đức tin, vì các thực tại trần thế và các thực tại đức tinđều bởi một Thiên Chúa mà ra. Hơn nữa, những ai kiên nhẫn và khiêm tốn cố gắng nghiên cứu sâu xa những bí ẩn của các sự vật, thì mặc dù không ý thức, họ như được bàn tay Thiên Chúa hướng dẫn, vì Người là Ðấng bảo trì muôn loài và khiến chúng hiện hữu theo bản tính riêng của chúng” (GS 36, 2).

Ðức tin là hành vi tự do

160 (1738, 2106 616) Ðể là một hành vi của con người, “đức tin mà con người đáp lại Thiên Chúa phải là tự nguyện. Do đó, không ai bị cưỡng bức phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn. Thật vậy, tự bản chất đức tin là một hành vi tự ý”. Hẳn nhiên, Thiên Chúa mời gọi con người phục vụNgười trong tinh thần và trong chân lý; con người có bổn phận theo lương tâm đáp lại lời mời gọi ấy, nhưng không bị cưỡng ép… . Ðức Ki-tô đã thể hiện điều này cách tuyệt hảo”(DH 11). Thật vậy, Ðức Ki-tô đã mời gọi người ta tin và hoán cải, Người hoàn toàn không cưỡng ép ai. “Người đã làm chứng cho chân lý, nhưng không muốn dùng sức mạnh để bắt buộc những kẻ đối lập phải tin theo. Nước Người phát triển nhờ tình yêu, tình yêu mà chính Người tỏ lộ trên Thập Giá, để lôi kéo mọi người đến với mình”(DH 11).

Ðức tin cần thiết để được cứu độ

161 (432, 1257 846) Tin vào Ðức Giê-su Ki-tô và Ðấng đã cử Người đến để cứu độ chúng ta là điều cần thiết để đạt được ơn cứu độ ấy (x. Mc 16, 16; Ga 3, 36; 6, 40 e. a). “Vì “không có đức tin thì không thể đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11, 6) và cũng không thể chia sẻ chức vị làm con Thiên Chúa, nên không ai được công chính hóa mà không cần Ðức Tin, và “nếu không bền chí trong đức tin cho đến cùng”(Mt 10, 22; 24, 13), không ai đạt tới cuộc sống muôn đời” (Cđ Va-ti-can I: DS 3012; x. cđ Tren-tô:DS 1532)..

Kiên trì trong Ðức Tin

162 (2089 1037, 2016 2573, 2849) Ðức Tin là một hồng ân Thiên Chúa ban nhưng không cho con người. Chúng ta có thể đánh mất hồng ân vô giá đó. Thánh Phao-lô cảnh giác Ti-mô-thê : “Hãy chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp này, với đức tin và lương tâm ngay thẳng. Một số người đã vứt bỏ lương tâm ngay thẳng đó, nên đức tin của họ đã bị chết chìm” (1Tm 1, 18-19). Ðể sống, lớn lên và bền chí đến cùng trong đức tin, chúng ta phải nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Thiên Chúa; chúng ta phải nài van Chúa gia tăng đức tin (x. Mc 9, 24; Lc 17, 5; 22, 32). Ðức tin phải “hành động nhờ đức ái” (Gl 5, 6) (x. Gc 2, 14-26), được đức cậy nâng đỡ (x. Rm 15, 13) và đâm rễ trong đức tin của Hội Thánh.

Ðức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời

163 (1088) Ðức tin cho ta được nếm trước niềm hoan lạc và ánh sáng của ơn phúc nhìn thấy Thiên Chúa, mục đích của cuộc lữ hành dưới thế này của chúng ta. Bấy giờ chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa “mặt giáp mặt” (1Cr 13, 12), và “Người thế nào chúng ta sẽ được thấy như vậy” (1Ga 3, 2). Do đó đức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời:

Ngay từ bây giờ chúng ta chiêm ngắm những phúc lộc của đức tin như một hình ảnh phản chiếu trong gương, và như thể chúng ta đang nắm được những điều kỳ diệu mà đức tin bảo đảm với chúng ta rằng một ngày kia chúng ta sẽ được hưởng (Thánh Ba-si-li-ô, Thánh Thần 15, 36); (x. Thánh Tô-ma Aqu. toàn thư 2-2, 4, 1).

164 (2846 309, 1502 1006) Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta “tiến bước trong đức tin chứ chưa được thấy nhãn tiền” (2Cr 5, 7), và nhận biết Thiên Chúa “như trong một tấm gương, một cách lờ mờ, có ngần, có hạn” (1Cr 13, 12). Mặc dầu đức tin được sáng tỏ nhờ Ðấng chúng ta tin, chúng ta thường phải sống đức tin trong mờ tối. Ðức tin có thể bị thử thách. Thế giới nơi chúng ta đang sống thường có vẻ khác xa những gì đức tin đoan quyết với chúng ta. Các kinh nghiệm về sự dữ và đau khổ, về những bất công và cái chết, dường như phản bác Tin Mừng. Những điều đó có thể làm cho đức tin nao núng và trở thành một cám dỗ cho người tin.

165 (2719) Chính bấy giờ là lúc chúng ta phải hướng lòng về các nhân chứng đức tin: – Ông Áp-ra-ham, là người đã tin, “vẫn trông cậy, mặc dầu không còn gì để trông cậy” (Rm4, 18) – Ðức Trinh Nữ Ma-ri-a, là người, “trong cuộc lữ hành đức tin” (LG 58), đã đi vào tận “đêm tối của đức tin” (Gio-an Phao-lô II, RM 18) khi hiệp thông với khổ hình Thập Giá và đêm đen trong mồ của Con; – và bao nhiêu nhân chứng đức tin khác nữa : “Ðược ngần ấy nhân chứng đức tin bao quanh, khác nào một đám mây, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt gắn chặt vào Ðức Giê-su là Ðấng khai mở và kiện toàn lòng tin chúng ta” (Dt 12, 1-2).

2.- Đức Tin trong Thánh Kinh

Mọi kẻ đã được Thiên Chúa sinh ra đều thắng được thế gian. Và chiến thắng của chúng ta đối với thế gian, đó là lòng tin của chúng ta. Ai là kẻ thắng được thế gian, nếu không phải là người tin rằng Đức Giêsu là con Thiên Chúa (1 john 5:4-5)

Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời. (1 john 5:13)

Vì trong Tin Mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống.(Rom 1:17)

Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. .(Rom 10:9)

Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ .(Rom 10:10)

Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô. (Rom 10:17)

Anh em hãy đón nhận người yếu đức tin và đừng tranh luận với họ. (Rom 14:1)

Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng. (Rom 15:13)

Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lời lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa. (1 Cor 2:4-5)

Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. (1 Cor 13:2)

Mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng….mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. (1 Cor 15: 14,16)

Hãy tỉnh thức, hãy đứng vững trong Đức tin, hãy sống cho đáng bậc nam nhi và ăn ở kiên cường. (1 Cor 16:13)

Nhưng vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Kitô Giêsu, để được nên công chính, vì nhờ lòng tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dạy. (Gal 2:16)

Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. (Gal 2:20)

Vả lại, không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính nhờ đức tin sẽ được sống. Thế mà Lề Luật, không phải bởi đức tin, nhưng ai thực hành những điều Lề Luật dạy, thì nhờ đó sẽ được sống. (Gal 3:11-12)

Còn chúng tôi thì nhờ Thần Khí và dựa vào đức tinvững lòng chờ đợi được nền công chính như chúng tôi hy vọng. (Gal 5:5)

Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa. (Eph 2:8)

Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Kitô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái. (Eph 3:17)

hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. (eph 6:16)

Chớ gì đừng có ai coi thường anh vì anh còn trẻ. Trái lại, anh hãy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và lòng trong sạch.(1 Tim 4:12)

Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy tránh xa những điều đó; hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa.(1 Tim 6:11)

và trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.(1 Thessalo 1:3)

Như vậy, thưa anh em, vì anh em có lòng tin, nên khi nghĩ đến anh em, chúng tôi được an ủi giữa mọi thống khổ gian truân chúng tôi phải chịu. .(1 Thessalo 3:7)

Vì thế, chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền.(Heb 10:22)

Heb 11:1-39

11:1 Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.
11:2 Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám.
11:3 Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi lời của Thiên Chúa; vì thế, những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có.
11:4 Nhờ đức tin, ông Aben đã dâng lên Thiên Chúa một hy lễ cao quý hơn hy lễ của ông Cain: nhờ tin như vậy, ông Aben đã được chứng nhận là người công chính, bởi vì Thiên Chúa đã chấp nhận những lễ phẩm ông dâng. Và cũng nhờ tin như thế, mà tuy đã chết rồi, ông vẫn còn lên tiếng.
11:5 Nhờ đức tin, ông Khanóc được đem đi nơi khác để khỏi chết, và người ta không tìm thấy ông nữa, bởi vì Thiên Chúa đã đem ông đi. Quả thật, Kinh Thánh chứng nhận rằng: trước khi được đem đi, ông đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người.
11:7 Nhờ đức tin, ông Nôê được Thiên Chúa báo cho biết những gì người ta chưa thấy; vì có lòng kính sợ Thiên Chúa, ông đã đóng một chiếc tàu để cứu gia đình ông. Tin như thế là ông đã lên án thế gian, và trở nên người thừa kế sự công chính nhờ đức tin.
11:8 Nhờ đức tin, ông Ápraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu.
11:9 Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại đất hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông Ixaác và ông Giacóp là những người đồng thưa kế cũng một lời hứa,
11:10 vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng.
11:11 Nhờ đức tin, cả bà Xara vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín.
11:12 Vì thế, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời, và như cát ngoài bãi biển, không tài nào đếm được.
11:13 Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất.
11:14 Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về.
11:16 Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài.
11:17 Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Ápraham đã hiến tế Ixaác; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một.
11:18 Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do Ixaác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi.
11:19 Quả thật, ông Ápraham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết chỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.
11:20 Nhờ đức tin, khi nhìn về tương lai, ông Ixaác đã chúc phúc cho Giacóp và Êxau.
11:21 Nhờ đức tin, ông Giacóp, khi sắp chết, đã chúc phúc cho mỗi người con ông Giuse; ông dựa vào đầu gậy, cúi mình xuống sụp lạy.
11:22 Nhờ đức tin, ông Giuse, sắp lìa đời, đã nhắc lại cuộc xuất hành của con cái Ítraen và ra chỉ thị liên quan đến hài cốt của ông.
11:23 Nhờ đức tin, lúc chào đời, ông Môsê đã được cha mẹ dấu đi ba tháng, bởi vì ông bà thấy đứa trẻ khôi ngô, và không sợ sắc chỉ nhà vua.
11:24 Nhờ đức tin, ông Môsê, khi lớn lên đã từ chối không chịu cho người ta gọi là con của công chúa vua Pharaô;
11:25 ông thà cùng chịu ngược đãi với Dân Thiên Chúa còn hơn là được hưởng cái sung sướng chóng qua do tội lỗi mang lại;
11:26 ông coi sự ô nhục của người được xức dầu là của cải quý báu hơn các kho tàng của Người Aicập, vì mắt ông vẫn đăm đăm nhìn phần thưởng mai sau.
11:27 Nhờ đức tin, ông bỏ Aicập, mà không sợ cơn thịnh nộ của nhà vua; ông vững vàng không nao núng, như thể xem thấy Đấng vô hình.
11:28 Nhờ Đức tin, người Dothái đã băng qua Biển Đỏ như đi trên đất khô, còn người Aicập lại bị chết chìm trong khi tìm cách rượt theo.
11:30 Nhờ đức tin, tường thành Giêrikhô đã sụp đổ, sau khi dân Ítraen đi vòng quanh trong bảy ngày.
11:31 Nhờ đức tin, cô kỹ nữ Rakháp đã không phải chết cùng với quân phản nghịch, vì cô đã hòa nhã tiếp đón những người do thám.
11:32 Tôi còn phải nói gì nữa đây? Tôi sợ không có đủ thời giờ để kể truyện các ông Ghíton, Barắc, Samson, Gíptác, Đavít, Samuen và các ngôn sứ.
11:33 Nhờ đức tin, các vị này đã chinh phục các nước, thực hành công lý, đạt được những gì Thiên Chúa đã hứa; các ngài đã khóa miệng sư tử,
11:34 dập tắt lửa hồng mãnh liệt, thoát khỏi lưỡi gươm. Các ngài đã lướt thắng bệnh tật mà trở nên mạnh mẽ, đã tỏ ra dũng cảm tại chiến trường, và đẩy lui được quân ngoại xâm.
11:35 Có những phụ nữ đã thấy thân phận mình chết nay sống lại. Có những người bị tra tấn mà không muốn được giải thoát, để được hưởng một sự sống lại tốt đẹp hơn.
11:36 Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù;
11:37 họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ.
11:38 Thế gian chẳng xứng với họ! Họ đi lang thang trong hoang địa, trên núi đồi, trong hang hốc và hầm hố.
11:39 Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa. (Heb 11:1-39)

Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh, chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta (Heb 12:2)

Tôi là Phaolô, tôi tớ của Thiên Chúa và là tông đồ của Đức Giêsu Kitô, có nhiệm vụ đưa những kẻ Thiên Chúa chọn đến đức tin và sự nhận biết chân lý phù hợp với đạo thánh, với niềm hy vọng được sự sống đời đời mà Thiên Chúa, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thuở đời đời.(Titus 1:1-2)

Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.
Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang,
bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người. (1 Pet 1:7-9)

Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng đã cho Người chỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa. (1 Pet 1:21)

Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn.( James 1:3)

Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống.(Giacôbê 1:6)

Và kìa, người ta khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!” (Mt 9:2)

Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?”. (Mt 14:31)

Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy“. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.(Mt 15:28)

Người nói với các ông: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được”.(Mt 17:20)

Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có bảo núi này: “Dời chỗ đi, nhào xuống biển!”, thì sự việc sẽ xảy ra như thế.(Mt 21:21)

Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em.(Lc 27:6)

Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.(Gioan 1:12)

Ai tin vào người Con, thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy.(Gioan 3:36)

Đức Giêsu bảo họ: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! (Gioan 6:35)

Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn vinh.(Gioan 7:39)

Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.11:26 Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” .(Gioan 11:25-26)


Đức Giêsu bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”(Gioan 11:40)

Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.(Gioan 14:12)

Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.(Mc 10:52)

Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu nguyện và xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.(Mc 11:24)

Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.(Mc 16:16)

3.- ĐỨC TIN BỊ CÀI ĐẶT – KHỦNG BỐ VÀ BỊ KHỦNG BỐ

By  Khổng Nhuận, từ Internet


by Mới nghe qua quý vị chắc khó có thể chấp nhận được vì Đức tin quý báu vô cùng, do Chúa ban cho nhưng không, Sao lại dám cả gan bảo Đức tin bị cài đặt – hay Đức tin bị nhồi sọ.


Mời quý vị theo dõi mẩu chuyện thứ nhất :
– Theo bạn, Đức tin căn bản của đạo Công giáo là gì ?
– Dễ hơn ăn cơm sườn : Tôi tin Một Thiên Chúa Ba ngôi.
– Bạn có tin chắc không ?
– Anh hỏi một câu hơi thừa rồi đấy. Chắc hơn đinh đóng cột.
– Vậy Một Thiên Chúa Ba Ngôi này có dính dáng gì tới đời sống thường ngày của bạn không ? Nói cho dễ hiểu hơn, hàng ngày bạn bạn làm dấu ít nhất 5 lần : sáng thức dậy, tối trước khi đi ngủ, và trước ba bữa ăn, nhưng bạn thực sự nhớ tới Chúa Ba ngôi được mấy giây ?
– À.. À.. Câu hỏi coi bộ căng…
– Như vậy, bạn làm dấu đuổi ruồi… và Đức tin của bạn rõ ràng bị nhồi sọ, bị cài đạt từ thủa còn thơ.

Mẩu chuyện thứ hai :
– Bạn còn tin điều gì nữa không ?
– Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống…
– Chấp nhận Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa nhưng Ngài có ban sự sống cho bạn không ??
– Anh muốn nói sự sống nào ?
– Tất nhiên là sự sống tâm linh dồi dào.
– Thú thật với anh, tôi cũng chỉ nghe loáng thoáng về Chúa Thánh Thần. Một năm chỉ mừng lễ Chúa Thánh Thần một lần. Tôi cố ý lắng nghe các linh mục giảng về Thánh Thần, nhưng tôi có hiểu mô tê gì đâu, ngoài những ý niệm nghe đi nghe lại hàng chục lần : Thánh Thần là Ngôi Thứ Ba, Có 7 ơn Chúa Thánh Thần, Hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần ban những ơn của Ngài để chúng ta giữ đạo cho tốt…
– Bạn xin được mấy ơn Chúa Thánh Thần rồi ?
– Quả thật rất nhiều lần, tôi cảm thấy mơ hồ và nghi ngờ không biết có phải ơn Chúa Thánh Thần không, hay chỉ đơn giản là sự khôn ngoan thông thường của người đời…
– Trong ngày bạn nhớ tới Chúa Thánh Thần được mấy giây ? Tôi chưa muốn hỏi bạn sống trong Chúa Thánh Thần được mấy giây ?
– Đúng vậy, nhớ còn không nổi thì lấy tư cách gì mà sống chứ !  Sao anh quay tôi như dế vậy ?
– Để chúng ta thấy rõ rằng Đức tin của chúng ta đã bị lập trình theo kiểu không cho sửa chữa : chỉ có Yes, No, chứ không có Option.

Mẩu chuyện thứ ba :
– Hai câu hỏi đầu có vẻ bí hiểm, màu nhiệm. Thôi, tôi hỏi câu gần gũi hơn nhiều.
– Này , bạn có tin Mình Máu Thánh Chúa qua hình bánh và rượu không ?
– Tin chắc đi chứ, không có gì phải bàn cãi nữa đâu, chính Giáo hội đã dạy rõ ràng.
– Bạn rước Chúa bao nhiêu lần rồi ?
– Khoảng sáu, bảy ngàn lần rồi đấy anh ạ. Lần này, anh chớ có coi thường Đức tin sắt đá của tôi.
– Tốt quá, bạn có vẻ đạo đức hơn cả tôi và tất nhiên là hơn rất nhiều người. Vậy bạn có thể cho tôi biết sau khoảng ngần ấy lần rước Chúa, trình độ tâm linh – hay mối tương quan thân mật với Chúa của bạn biến chuyển như thế nào. Tăng lên, hạ xuống hay vẫn cứ tàng tàng như xưa !! mỗi ngày như mọi ngày !!
– ..À.. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng khó trả lời dữ ha. Bình thường tôi lên rước lễ theo thói quen chứ có bao giờ đặt vấn đề mối tương quan thân mật của mình với Chúa ra sao đâu !! Thật ra thì lâu lâu tôi cũng cảm thấy sốt sắng, nhưng khoảng 90% là rước lễ theo quán tính. Cứ tới lúc linh mục trao Mình Thánh Chúa, mình lại nối đuôi người ta theo một dòng người lên rước lễ. Chịu lễ xong, cũng chẳng có gì thay đổi. Rồi khi chúng ta ra về, nhà thờ khép lại sau lưng. Chúa tiếp tục bị nhốt trong nhà tạm, còn chúng ta ra về sống giữa đời, phải tranh đấu vật lộn với cuộc sống y chang những người chẳng biết Chúa là ai.  Ủa ! sao hôm nay anh phỏng vấn tôi dữ vậy ?!!
– À .. thử xem Đức tin người công giáo chúng ta có bị cài đặt không ? Ai ngờ Đức tin bị lập trình thật rồi. Vì thế, hầu hết người Công giáo chúng ta đều sống như người máy, đã được nhồi sọ từ còn bé, rồi cứ vậy mà sống, chứ không bao giờ biết đặt lại vấn đề Đức tin của mình sống chết ra sao.


Đức tin bị cài đặt – tạo khủng bố.
– Này bạn, nếu bình thường bạn đi lễ, hay đọc kinh. Bỗng nhiên, vì ham vui bạn bỏ ngang một vài lần, bạn cảm thấy thế nào ?
– Tôi đã từng rơi vào một vài lần như vậy, và tôi cảm thấy áy náy không yên. giống như mình mắc lỗi với Chúa, dù chưa đủ thành tố để cấu thành tội trọng.
– Như vậy bạn đã bị chính Đức tin của mình khủng bố khiến bạn phải lo sợ, áy náy phải không ?
– Có vẻ như thế, nhưng tôi cho rằng chuyện này do lương tâm ngay lành của tôi lên tiếng.
– Lương tâm lên tiếng cũng phải dựa vào tiêu chuẩn Đức tin của bạn chứ. Tại sao anh em ngoại giáo rất an tâm khi họ không hề tham dự một thánh lễ nào ? Như vậy chứng tỏ tên trùm khủng bố chính là Đức tin chết dở của chúng ta….
– Này, nghe nói bạn đang là huynh trưởng chóp bu trong cộng đoàn phải không ?
– Chúa giao thì mình phải nhận thôi, đâu dám chối từ.
– Làm sao bạn biết chắc chắn rằng đó là công trình Chúa giao cho riêng bạn ?
– Mấy người trước đã được mời gọi để nhận công trình này, nhưng họ từ chối. còn tôi, tôi vui vẻ đón nhận.
– Tại sao mấy người kia không nhận?
– Tôi không rõ lắm.
– Rất có thể họ cho rằng họ chưa đủ sức kham nổi hoặc họ đang gánh vác một trọng trách khác mà họ chưa giải quyết ngay được, nên họ KHÔNG DÁM NHẬN chứ không phải HỌ TỪ CHỐI lời mời gọi của Ngài. Anh nghĩ gì khi anh giao một công việc cho huynh trưởng dưới quyền mà họ không nhận ?
– Nếu họ không nhận, thì họ là làm việc cho Satan.
– Tôi nghiệp Xatan quá !! Nó có lỗi quái gì trong vấn đề này đâu ! Thực tâm họ cũng rất muốn đóng góp. Nhưng chỉ vì quá bận rộn chưa thể thu xếp được, chứ đâu phải họ muốn từ chối. Tôi nhận thấy Đức tin của bạn biểu lộ như sau. Ở trên giao cho bạn việc gì, bạn đinh ninh phải tuyệt đối tuân hành. Nếu không, Đức tin đó sẽ khủng bố bạn, khiến cho bạn phải lo sợ, áy náy không yên. Bây giờ tới phiên bạn. Dựa vào niềm tin đó, bạn khủng bố những huynh trưởng thuộc hạ, khiến họ chỉ có một con đường duy nhất : Vâng phục tối mặt, sẵn sàng làm tay sai cho bạn dưới sức ép của Đức tin khủng bố đóng khung trong trí não bạn. Ai tỏ ý không đồng quan điểm với bạn, đức tin bị cài đặt của bạn sẽ lên tiếng thúc giục : Tên này làm rối loạn cộng đoàn, phải xứ lý thẳng tay.  Lập tức tên muốn vượt ra khỏi khuôn khổ sẽ bị bạn đì cho sói trán, hoặc bị bạn tìm cách loại trừ thẳng tay một cách trắng trợn. Như thế chứng tỏ, Đức tin là trùm khủng bố còn bạn và các huynh trưởng thừa hành bị khủng bố một cách rất đáng thương.


Đức tin chân chính – tin vào sứ mạng cứu độ của Đức Kitô – sẽ giải thoát ta khỏi mọi áp bức, giam cầm, tù đầy để ta sống bình an, tự do và hạnh phúc.


“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa”.(Lc 4:18-19).

 Khổng Nhuận

4. Khoa Học Và Đức Tin

  • Tác giả: Jean-Marie Moretti, SJ.[1]

Chuyển ngữ: Nguyễn Thế Minh, SJ 

http://catechesis.net/index.php/than-hoc/tong-quat/2118-khoa-hoc-va-duc-tin 

Một số ngành học hỏi trong kiến thức loài người, như: thiên văn học, địa chất học, sinh vật học, vật lý học, hóa học,.v.v… là những bộ môn khoa học chỉ mới thành hình gần đây. Và chúng có phát triển mạnh, chính là nhờ ở sự việc con người đã biết cách dựa theo khảo nghiệm mà nghiên cứu, tức là biết cách dùng phương pháp thí nghiệm. Cho đến thế kỷ 16, kiến thức của loài người về vũ trụ còn thuộc loại hiểu biết chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hơn là căn cứ vào công trình khảo nghiệm khoa học. Bên Tây phương, các người làm khoa học – các nhà nghiên cứu khoa học – thường xuất thân từ giới tu hành, hoặc là từ giới những người kitô học thức. Đối với họ, không thể có chuyện đối chọi, tương phản giữa khoa học và đức in, bởi vì, như thánh Âugutinô nhận định, dù là qua công trình tạo dựng hay là qua mạc khải cứu độ, thì cũng chỉ cùng một Thiên Chúa duy nhất ngỏ lời với chúng ta mà thôi.

Nhưng rồi với đà tiến phát các khoa học, những xung khắc, đối nghịch cũng đã bùng lên. Từng có một thời, các phát minh khoa học đã xem ra như không thể tương hợp nổi với một vài điểm giáo thuyết được Giáo Hội xác định. Các học thuyết hiện đại liên quan đến nguồn gốc vũ trụ, đến sự sống, đến con người, thường được đưa ra nhiều nhất để làm vấn nạn chống lại tín điều về công cuộc tạo dựng.

Thế nên, nếu căn cứ trên những hiểu biết khoa học ngày nay và dựa theo lập trường chính thức của Giáo Hội mà hiệu chỉnh mối tương quan giữa khoa học và đức tin lại cho đúng, thì xét cho cùng, đó không phải là việc làm luống công vô ích. Thực vậy, đối với những ai biết ý thức rõ về lãnh vực hoạt động riêng của mỗi phía, thì cuộc đối đầu giữa khoa học và đức tin chỉ là một cuộc đối đầu “giả”, không có nền tảng thực sự, chỉ do hiểu lầm gây ra, và sẽ biến tan hẳn đi. Sau đây xin ghi lại một số những dữ liệu xét thấy là cần cho công tác hiệu chỉnh vừa nói.

I. TRI THỨC KHOA HỌC VÀ TRI THỨC ĐỨC TIN

1. Tri thức khoa học

Từ khoa học bao hàm một lãnh vực rộng lớn của tri thức con người, trải dài từ các khoa toán học trừu nhất cho tới các ngành khoa học nhân văn (như tâm lý học, xã hội học, v.v…). Ở đây, xin được giới hạn ý nghĩa của từ ấy lại, để chỉ bàn đến các khoa học thiên nhiên: tức là các khoa nghiên cứu về vật chất và sự sống; bởi vì, trong hai phạm vi ấy, đối tượng nghiên cứu là những vật thể cụ thể, được xác định rõ ràng, và có thể thí nghiệm được.

Chính thế, nhà khoa học chọn đối tượng mình muốn nghiên cứu, rồi vạch rõ giới mức cho nó, xác định và nghiên cứu nó theo một phương diện riêng (chẳng hạn như nghiên cứu về các thành tố hóa học cấu tạo nên một loại thể nhiễm sắc nào đó của loài chuột, hay là về cách thức nhiễu xạ của tia X khi chạm vào mặt tinh thể của một thứ kim loại nào đó). Nhưng, dù là nhà hóa học hay là nhà vật lý, thì phương pháp dùng đến cũng vẫn là một: tức là phương pháp thí nghiệm. Nhà nghiên cứu khoa học phải đi từ một sự kiện, từ một hiện tượng tự nhiên, có thể làm cho xảy ra lại được; dĩ nhiên, điều đó đòi phải tiến hành nhiều đợt thí nghiệm khác nhau, được làm trong những điều kiện hoàn toàn giống nhau, hoặc là trong những điều kiện mà một chỉ yếu tố duy nhất nào đó thay đổi theo một quy trình có hệ thống nhất định. Từ đó, nhà khoa học truy cứu cho ra các cơ chế, và nếu có thể thì tìm cách đi tới chỗ phát hiện những định luật chi phối các cơ chế ấy nữa. Từ một kết luận tạm thời, nhà khoa học suy đoán ra những hậu quả mà một khi đã được các cuộc thí nghiệm xác minh, thì sẽ trở thành những bằng chứng xác nhận cho giả thuyết người khảo cứu đã đưa ra. Nhà khoa học chỉ tin vào những gì được suy diễn một cách chặt chẽ, từ những thành quả không chối cãi được của các cuộc thí nghiệm. Đối với nhà nghiên cứu khoa học, xác thực là những gì đã trở thành hiển nhiên qua chứng nghiệm. Xác thực tính (certitude) hiển nhiên ấy làm nền tảng cho niềm xác quyết của nhà khoa học.

2. Tri thức đức tin

Do bởi chính bản chất của nó, đức tin nằm ở một bình diện khác hẳn so với khoa học. Đức tin không dựa trên cơ sở xác minh của thí nghiệm theo kiểu khoa học, không phát nguyên từ những tư biện lý tính, và cũng không phải là một chuỗi luận đề giản lược đọc thấy trong Kinh Tin Kính. Đức tin, trước tiên, là thái độ gắn bó đối với Một Đấng, là tâm tình phó thác vào trong tay Kẻ Kia, là cuộc dấn thân của chính cá nhân mình cho Ngài.

Đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa, Đấng đã tự mạc khải mình ra. Người biết mở lòng ra để tin, thì sẽ đón nhận được sứ điệp của Ngài, với niềm hy vọng là trong sứ điệp ấy, mình sẽ tìm gặp được ý nghĩa cho đời của mình.Nếu biết dấn bước vào trong con đường Ngài vạch cho, nếu biết sống kinh nghiệm đức tin, thì lúc đó, người có lòng tin sẽ xác tín cảm nghiệm được là mình đang sống trong chân lý.

Từ đâu mà có được niềm xác tín thâm sâu ấy? Từ uy tín của Đấng mạc khải. Chính Thiên Chúa đã nói với con người những gì con người tin. Đó chính là một thể dạng của xác thực tính, nhưng là thuộc một loại khác với xác thực tính khoa học; cả hai loại đều đặt nền móng trên những kinh nghiệm , nhưng những kinh nghiệm này cũng thuộc những thể loại khác nhau.

Bởi lẽ đối tượng của đức tin là chính Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa vô biên vô tận không sao trí tuệ con người hiểu cho đầy đủ được, thế nên, người tin phải biết chấp nhận đặt trọn niềm tín thác vào trong tay một Đấng thiêng liêng vô hình, không tỏ hiện hiển nhiên ra bên ngoài theo cách thức của một thực tại hữu hình, nhìn thấy được, sờ mó được, nắm lấy được. Tuy nhiên, nếu được đón nhận và sống thật, thì đáp lại, đức tin sẽ soi sáng cho trí tuệ người tin: điều đó tất đòi phải có kinh nghiệm về đời sống kitô đích thực.

3. Đức tin và khoa học: Hỗ tương chứ không đối nghịch

Vậy thì, theo cách thức đặc thù của mình, cả khoa học lẫn đức tin đều mang lại cho con người một loại tri thức nào đó. Hai loại hiểu biết này khác nhau về đối tượng (tức là về nội dung, về lãnh vực) cũng như về nguồn gốc.

Theo một cách nói thông dụng, thì khoa học lo nghiên cứu về các hiện tượng (vật lý, hóa học, sinh học, v.v…) để cố trả lời cho nghi vấn thế nào về các sự vật; khoa học không thể có ý kiến về ý nghĩa của các sự vật. Đức tin có một đối tượng khác hẳn: đức tin lo tìm hiểu về Thiên Chúa và về những gì Ngài nói với con người nhằm giúp con người đạt tới được tiêu đích của đời mình. Đức tin vén mở cho thấy ý nghĩa của các sự vật; khoa học không làm được như thế. Vì lãnh vực của khoa học thuộc phạm vi của thế nào, chứ không phải của tại sao, tức là thuộc phạm vi của cơ chế các hiện tượng, chứ không thuộc phạm vi của ý nghĩa chúng hàm súc.

Nếu đã rõ là hai loại hiểu biết ấy nằm ở hai bình diện khác nhau, thế tất cũng sẽ hiểu là không thể có chuyện những gì khoa học minh xác lại đụng đầu đối nghịch với những gì đức tin khẳng định, và ngược lại.

Phần trình bày dưới đây sẽ có dịp bàn thêm về điểm phân biệt cơ bản vừa nói. Ngày nay, điểm phân biệt ấy đã trở thành hiển nhiên, nhưng không phải là đã luôn luôn như vậy trong quá khứ, như sẽ thấy trong các phần kế tiếp của bài viết.

II. MỘT VẤN ĐỀ GIẢ… GIẢI QUYẾT LÒNG THÒNG

Cho đến thế kỷ 16, và ngay cả trong thế kỷ 17, không ai nghi ngờ gì về tính chất lịch sử của các trình thuật Kinh Thánh. Lụt đại hồng thủy và tàu ông Nôe, Đanien trong hang sư tử, Giona trong bụng cá voi: tất cả những biến cố ấy đã được coi như là những sự kiện lịch sử không khác gì công tác Salômon xây cất Đền thờ Giêrusalem, hay là cuộc Giuđa Máccabê nổi dậy. Thời trước, mọi người đều nghĩ rằng công cuộc tạo dựng đã thực sự diễn ra trong sáu ngày: có ai đã có thể nghĩ khác? và có ai đã dám nói ngược lại?

Cuộc đụng độ quan trọng đầu tiên giữa các dữ kiện khoa học và các khoản khẳng định của đức tin – hay nói cho đúng hơn: và những gì các nhà thần học thời đó căn cứ vào lối giải thích theo nghĩa đen mà rút ra từ các trình thuật trong Kinh Thánh, rồi được coi như là một thành phần của kho tàng đức tin – đã xảy ra nhân cái mà người ta thường gọi là vụ án Galilêô.

1. Vụ án Galilêô

Cho đến thế kỷ 14, để nghiên cứu về cách vận hành của các ngôi sao, người ta dùng đến hệ thống Ptôlêmêô (sống vào thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên kitô). Theo Ptôlêmêô, quả đất nằm bất động ở giữa vũ trụ; còn các ngôi sao thì luân chuyển vận hành theo những hình cầu đồng quy; rồi các hành tinh thì lại vận hành theo cách vạch ra những vòng tròn có tâm di động trên đường tròn (épicycles). Đó là một dạng thể cải biến của chủ thuyết Aristốt coi quả đất là trung tâm vũ trụ.

Copernic (1543) đã đề xuất một hệ thống đơn giản hơn và có khả năng giúp cho việc làm các phép tính được dễ dàng hơn. Nhà thiên văn này đặt mặt trời ở tâm điểm của vũ trụ, và cho trái đất quay chung quanh mặt trời. Dựa trên các kết quả quan sát do chính ông tiến hành, Galilêô xác minh chủ thuyết của Copernic coi mặt trời là trung tâm vũ trụ. Năm 1610, Galilêô nhận định rằng: “Theo khoa học mà nói, thì ít nhất hệ thống Copernic cũng có giá trị để có thể chấp nhận được, không kém thua gì hệ thống Ptolêmêô.”

2. Xung đột

Ngay sau đó, vụ xung đột với các thần học gia Rôma đã bùng nổ. Các thần học gia này đã trưng các đoạn Kinh Thánh Cựu Ước ra để phản đối chống lại Galilêô; vì theo các đoạn đó, thì quả đất nằm bất động, còn mặt trời lại mọc lên và lặn xuống. Khi ông Giôsua ra lệnh: “Mặt trời, dừng lại!” thì lập tức mặt trời đã dừng lại trên Gabaôn: “Mặt trời đã đứng yên giữa thanh không, và gần một ngày trọn đã không vội lặn đi.” (Giôsua, 10, 12-14). Thánh vịnh 104 (câu 5) đã chẳng nói rằng: “Chúa dựng địa cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời” đó sao? Mà hết thảy các Giáo phụ đều đã hiểu các đoạn Kinh Thánh ấy theo nghĩa đen.

Như thế, nguồn gốc xuất phát vụ xung đột chính là việc giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen. Người ta quả quyết rằng “không thể cắt nghĩa Kinh Thánh theo một cách thức khác với cung cách chú giải của các Giáo phụ Hy lạp và Latinh.” Đứng lên bào chữa cho lập trường của mình, Galilêô nói rằng: “Trong lãnh vực các ngành khoa học tự nhiên, thì Kinh Thánh không thắng thế hơn khoa học.” Đúng, như tiến trình lịch sử sẽ cho thấy, nhưng ý tưởng ấy đến quá sớm để có thể được chấp nhận. Năm 1633, Galilêô bị lên án, bị nghi là rối đạo “vì đã chủ trương cùng tin vào một chủ thuyết sai lạc và trái ngược với Kinh Thánh.”

Các thần học gia thời ấy đã quan niệm sai. Nhưng làm sao họ có thể lý luận cách khác được? Các nhà chú giải lúc đó chưa phân biệt rõ được nội dung chủ yếu tôn giáo của sứ điệp Kinh Thánh, với hình thức diễn đạt nội dung ấy: các tác giả thánh (viết Kinh Thánh) đã không thể dùng một thứ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của thời đại mình; họ đã dùng đến những ý tưởng, những hình ảnh, và những kiến thức khoa học của thời họ. Cũng cần lưu ý là Thánh Linh đã không hề có ý dùng Kinh Thánh để dạy cho chúng ta những bài học về thiên văn: Galilêô cũng đã phát biểu như thế.

Là điều hiển nhiên đối với chúng ta ngày nay, cách thức phân biệt như thế giữa lõi cốt tôn giáo, sứ điệp linh ứng về các chân lý cứu độ một bên, và bên kia là vỏ bọc ngoài, cách thức diễn đạt hằng chịu điều kiện hạn chế của văn hóa thời đại, đã phải chờ đợi lâu dài mới được Giáo Hội chính thức công bố thừa nhận.

3. Các thể loại văn học (Genres Littéraires)

Đề cương của các cách thức giải đáp mà sau này sẽ được đưa ra cho vấn đề cắt nghĩa Kinh Thánh, đã thấp thoáng hiện lên trong Thông điệp Providentissimus Deus (Thiên Chúa rất quan phòng) của Đức Lêô XIII (18.11.1893). Đó là văn kiện đầu tiên đề cập sâu rộng đến các vấn đề đặt ra từ phía công tác chú giải và đà tiến phát trong các ngành khoa học đời. “Nếu hai bên đều biết dừng lại ở trong giới hạn lãnh vực của mình, thì giữa nhà thần học và nhà bác học sẽ không có một mối bất đồng nào cả.” Đức Lêô XIII nhận định tiếp: “Khi mô tả các sự việc (…), các tác giả viết Kinh Thánh thường dùng đến hoặc là lối văn tượng hình, hoặc là cách nói thông thường của thời mình.”

Nửa thế kỷ sau, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thông điệp Provi-dentissimus Deus , Đức Piô XII cũng đã ban bố một thông điệp dành riêng để bàn về các công tác nghiên cứu Kinh Thánh; đó là thông điệp Divino Afflante Spiritu (Theo Xuy Hướng Thánh Linh: 30.09.1943). Thông điệp nhận định rằng không phải là tất cả các sách trong Kinh Thánh đều thuộc cùng một thể loại văn học. Đọc Kinh Thánh, thì sẽ gặp: những bài thơ (như các Thánh vịnh), những cuốn sách viết về sử (hiểu theo khái niệm lịch sử ngày nay, như sách Ký sự, sách các Vua, sách Macabê), những tư tưởng các bậc hiền nhân (như sách Khôn ngoan, sách Cách ngôn), những câu truyện xây dựng (như các sách Tobia, Giuđích, Esther), những lời tiên tri, và nhiều sách thuộc các thể loại văn học khác nữa, như sách Khải huyền chẳng hạn. Đức Piô XII nói rằng Kinh Thánh có thể được hiểu theo văn tự, tức là theo nghĩa đen, hoặc là theo tinh thần hay là theo nghĩa thiêng liêng. Muốn hiểu văn bản cho đúng theo nghĩa đen, thì cần phải xác định thể loại văn học của nó, và phải hiểu biết về cách thức biểu đạt của các tác giả; vì có hiểu đúng, thì mới mong giải thích các văn bản cho chính xác được.

Đó là một công tác khó khăn, bởi vì các văn bản Kinh Thánh, cho dù là trong cùng một cuốn hay chương sách, không phải đơn thuần là tác phẩm của một tác giả duy nhất. Các tác giả biên soạn Kinh Thánh đã dùng đến nhiều văn bản cổ xưa hơn, thuộc nhiều thời đại khác nhau, và thuật lại cùng một biến cố. Do đó mà có những đoạn lặp lại, những đoạn song trùng, những dị bản. Các chương đầu trong sách Sáng thế cho thấy rất rõ về sự kiện ấy: trình thuật trong các chương này khi thì gọi Thiên Chúa bằng danh xưng Giavê , khi thì gọi bằng Êlôim , tùy các nguồn liệu khác nhau được dùng đến.

Trả lời cho các câu hỏi đức hồng y Suhard nêu lên liên quan đến những khó khăn vừa nói trên đây, linh mục Vosté, thư ký của Ủy ban Kinh Thánh, đã viết ngày 16 tháng Giêng, 1948, rằng: “Vấn đề đặt ra liên quan đến các hình thức văn học của 11 chương đầu trong sách Sáng thế, còn mờ tối và phức tạp hơn nhiều. Các hình thức văn học ấy không tương ứng với bất cứ loại phạm trù cổ điển nào của chúng ta cả (…). Chúng dùng một thứ ngôn ngữ đơn giản và tượng hình, thích hợp đối với tầm hiểu biết của loài người còn ở trong mức độ kém mở mang, mà trình bày những chân lý cơ bản làm điều kiện tiên quyết cho kế hoạch cứu độ, và cùng một trật, trình thuật theo cách kiểu bình dân, về nguồn gốc của loài người cũng như của dân Chúa chọn.”

Việc xác định có tính cách hiệu chỉnh ấy đã cho phép giải quyết một cách dứt khoát, những khó khăn gặp phải trong công tác chú giải Kinh Thánh, như đã bàn tới ở trên kia. Galilêô có lần đã phát biểu rằng: “Thánh Linh không có ý nói với chúng ta về cách thức bầu trời vận hành, nhưng về cách thức phải làm thế nào để lên trời (lên thiên đàng).” Kinh Thánh, Cựu cũng như Tân Ước, không phải là một bộ sách giáo khoa về các khoa học tự nhiên. Đối tượng của Kinh Thánh là các chân lý thiết yếu đối với ơn cứu độ của chúng ta. Các tác giả được linh ứng đã thông dịch sứ điệp của Thiên Chúa ra trong ngôn ngữ (và khoa học) thời họ: đó là việc tất yếu phải làm, nếu muốn cho người cùng thời hiểu mình.

Khoa học và đức tin: hai lãnh vực khác hẳn nhau, hai đối tượng nhận thức khác hẳn nhau. Khoa học không thể nhận định gì được về các chân lý đức tin; đức tin không thể phát biểu ngược lại với các chân lý khoa học. Cách thức phân biệt ấy sẽ giúp giải quyết một số những khó khăn gặp thấy gần đây, khi đề cập đến các vấn đề về nguồn gốc và những bước khởi đầu của vũ trụ.

III. NGUỒN GỐC VŨ TRỤ

1. Những gì khoa học nói

Nếu dùng một mẫu lăng kính để phân tích ánh sáng do một ngôi sao phóng ra, thì sẽ thấy các vạch quang của ánh sáng ấy xê xích hẳn về phía vạch đỏ, so với các vạch quang có được từ một nguồn sáng trên mặt đất. Hiện tượng xê xích ấy được giải thích bởi sự việc ngôi sao di chuyển so với quả đất. Nhiều cuộc thí nghiệm tiến hành trong các năm từ 1920 đến 1930 đã đưa đến kết luận nói rằng tất cả các thiên hà (những đám gồm nhiều tỷ ngôi sao) đều tiến xa ra khỏi phía quả đất theo tốc độ tỷ lệ thuận với quãng cách của chúng đối với hành tinh của chúng ta. Thế nên, có một giả thuyết cho rằng vũ trụ hiện còn đang bành trướng ra, như một quả bóng cao su đang được thổi căng phồng lên. Từ đó, giả thuyết ấy đã được nhiều phía xác nhận, đến độ chung chung mà nói thì đó là giả thuyết hiện đang được hầu hết mọi người chấp nhận.

Thử đi ngược lại dòng thời gian, thì chúng ta thấy vũ trụ co rút lại (quả bóng xẹp hơi đi). Vật chất như phân phối hiện nay ở trong vũ trụ, đã một thời ở trong trạng thái cô kẹo lại giống một hòn cầu vĩ đại, và hòn cầu này đã nổ tung ra vào một quãng thời gian có thể tính ra được: vụ nổ này, hiện tượng Big Bang ấy đã xảy ra cách đây 15 tỷ năm. Đó là thuyết nguyên tử nguyên thủy do Lemaỵtre và Eddington (1927) chủ xướng.

Từ 30 năm nay, ngành vật lý học về hạt cơ bản (particules élémentaires) đã tiến những bước rất lớn. Khoảng năm 1932, người ta đã nghĩ rằng vật chất chỉ được đơn thuần cấu thành bởi proton, neutron cùng bởi hai loại electron dương và âm. Ngày nay, mới được biết là không phải đơn giản như thế, mà là phức tạp cầu kỳ hơn nhiều. Phía làm các phép tính cũng như phía thí nghiệm, cả hai phía đều vén mở cho thấy nhiều loại hạt mới (như hạt mezon, và gần đây còn thêm hạt quark nữa) với những điều kiện sinh tồn như thế này: trên một mức nhiệt độ nào đó, thì các loại hạt này sẽ bị hủy hoại đi.

Khi vật chất cô kẹo lại, thì nhiệt độ của nó tăng lên; chính vì thế mà hòn cầu nguyên thủy đã có một mức nhiệt độ cao tới 12 tỷ độ, tức là cao đến độ không một tiểu thể (corpuscule) nào khoa học biết được, có thể hiện hữu trong trạng thái các loại hạt được: hòn cầu ấy là một hòn năng lượng (énergie), một hòn bức xạ điện từ (rayonnement électro-magnétique); không bao lâu sau vụ nổ tung, năng lượng ấy đã tụ đọng lại trong thể trạng các loại hạt. Các nhà bác học đã làm phép tính để tính cho biết những gì đã xảy ra trong những giây đồng hồ đầu tiên của vũ trụ, tiếp ngay sau Big Bang.

Từ đó, vật chất đã lan tràn ra trong khắp vũ trụ, và tụ đọng thành mây cấu thành chủ yếu bởi hai loại khí hyđro và heli. Rồi sau đó, các đám mây này tụ đọng lại và nóng dần lên: thế là các nguyên tử cỡ nặng hơn đã thành hình, với tổng số chỉ độ 100 đơn vị. Ngay giờ phút này, vũ trụ cũng vẫn còn đang ở trong giai đoạn hình thành. Quả đất già của chúng ta có 5 tỷ rưỡi tuổi; còn các tinh tú khác, thì già hơn cũng có, mà trẻ hơn cũng không thiếu, bởi vì có những tinh tú vẫn còn đợi đến ngày mai mới sinh ra…

Mười lăm tỷ năm… Vụ Big Bang có phải là buổi khởi đầu đầu tiên không? Có một điều khó mà xác định được, cũng đã nổ tung ra thành những câu hỏi lớn: khối năng lượng nguyên thủy kia từ đâu mà đến? Trước vụ nổ, nó có hiện hữu trong một trạng thái khác hay không? Không ai biết gì về những điều ấy cả!

2. Những gì đức tin nói

Nội dung của đức tin gồm hàm những gì Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người chúng ta; Kinh Thánh Cựu và Tân Ước là những văn kiện viết của nội dung mạc khải ấy. Thêm vào đó, còn có Truyền Thống: Truyền Thống chuyển đạt lại cho các thế hệ loài người giáo huấn của Đức Giêsu. Giáo Hội có sứ mạng gìn giữ kho tàng mạc khải, và đảm bảo cho tính chất chính thống của kho tàng ấy. Vì thế, mới có các khoản tuyên bố của Huấn quyền, đặc biệt là của các Công đồng. Tuy nhiên, như đã lưu ý trên kia, giáo huấn ấy không bàn đến khoa học: vật lý học cũng không, mà thiên văn học cũng không…

Kinh Tin Kính bàn về những gì? Tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng tạo thành trời và đất, vũ trụ hữu hình và vô hình: nghĩa là tất cả những gì hiện hữu. Các Công đồng Nixê (325), Conxtăntinốp (381) đã không khẳng định gì khác ngoài những điều ấy: tất cả những gì hiện hữu đều là công trình Thiên Chúa làm nên; Ngài không ra tay, thì không có chi hiện hữu được cả.

Thần học cho biết thế này: được tạo dựng, làm tạo vật có nghĩa là phụ thuộc vào Thiên Chúa, phụ thuộc từ trong bản thể cho đến trong cuộc hiện hữu cũng như trong đà tiến phát. Tạo dựng là thiết đặt mối quan hệ phụ thuộc bẩm sinh của tạo vật đối với Đấng Tạo Hóa. Với đất sét sẵn có, không do ông tạo dựng nên, người thợ gốm nắn nên một chiếc bình; sau đó, chiếc bình tiếp tục hiện hữu mà không cần chi đến ông thợ gốm. Ngược lại, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ từ không không (ex nihilo ), đặt vũ trụ vào trong tình trạng hiện hữu, và tiếp tục gìn giữ vũ trụ lại trong tình trạng ấy. Làm thế nào từ không không, Thiên Chúa đã có thể làm nên vạn vật và làm cho chúng tiếp tục hiện hữu? Điều đó vượt quá tầm hiểu biết và óc tưởng tượng của con người. Đó là mầu nhiệm về quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Nếu con người thấu hiểu được, thì mầu nhiệm ấy đâu còn phải là đối tượng của đức tin!, thì chẳng khác gì cho rằng trí óc con người có một tầm hiểu biết vô biên!

Kiểu nói giờ phút tạo dựng, lúc tạo dựng là vô nghĩa, vì trước khi tạo dựng , thì chưa có thời gian, bởi lẽ đã không có gì làm mốc để đo để tính, để có khái niệm về thời gian được cả. Hành động tạo dựng là đời đời, như chính Thiên Chúa vậy, cho dù đối với chúng ta, vạn vật chỉ xuất hiện ở trong thời gian.

IV. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

1. Đối với khoa học

Sự sống đã bắt đầu trên trái này đất từ lúc nào? Khoa học trả lời cho câu hỏi đó một cách rất rõ ràng: 3 tỷ năm về trước, đã có những dấu vết của sự sống (kỹ thuật phân tích đồng vị đã cho phép kết luận rằng tuổi của các lớp đọng chất lưu huỳnh hay chất sắt từ gốc vi khuẩn, lên đến lối 2 tỷ 8 năm).

Các động vật đầu tiên đã xuất hiện như thế nào? Trả lời cho câu hỏi thứ hai này, khoa học chỉ mới đưa ra được những giả thuyết , như xin được trình bày sơ lược sau đây.

– Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất đã chứa những loại khí như khí hyđro, khí metan, khí amoniac, khí cacbonic (hay đioxit cacbon). Dưới ảnh hưởng tác động của các đợt phóng điện (như sấm chớp giông tố) và của các tia cực tím từ mặt trời, các loại khí ấy hòa lẫn với nhau để làm thành những phân tử lớn hơn và phức tạp hơn, như: aminoaxit, đường, bazơ của các axit nucleic, v.v… Các phân tử này hòa tan vào trong các thứ nước nguyên thủy (biển, hồ, phá). Cô đậm lại do hiện tượng bay hơi, các phân tử này làm thành cái mà Haldane gọi là cháo nóng nguyên thủy (la soupe chaude primitive ). Và như thế là hội đủ tất cả mọi yếu tố cần thiết để làm thành một tế bào sống.

– Giai đoạn thứ hai thì tế nhị hơn. Làm thế nào để giải thích bước quá độ từ các phân tử không đóng bao (en vrac) tiến đến mức thành hình của một tế bào có màng và có tích chứa các loại chất xúc tác đặc thù (các enzim) cần cho sự chuyển hóa của nó, các axit nucleic (các gien) để nó có thể sinh sản ra, v.v…? Đến đây, khoa học phải chịu thú nhận là mình còn chưa thông đủ, chưa hiểu biết đủ, để không nói là còn dốt nát. Có rất nhiều giả thuyết khéo léo tài tình đã được đề xuất để cố giải thích việc cấu thành trước tiên là một vi cầu (microsphère ), rồi đến một tề bào; vật chất đã mò mẫm rất lâu. Cả một chuỗi dài những ngẫu nghiên may mắn đã được động viên, đã được viện dẫn ra để đến tiếp tay cho cố gắng giải thích việc cấu thành những protein đầu tiên có khả năng phát động tác dụng xúc tác, hay là việc cấu thành các axit nucleic đầu tiên. Hiện tượng chọn lọc tự nhiên cũng được viện dẫn để loại bỏ các giọt nhỏ (micro-gouttes) không có khả năng tự nuôi sống và sinh sản… Dù đã làm rất nhiều cuộc thử nghiệm để khảo sát tìm tòi, khoa học cũng vẫn chưa hiểu được cách thức cấu thành của các tế bào đầu tiên, có khả năng rút ra thức ăn từ môi sinh của mình, cũng như thực hiện những tác dụng tổng hợp cần cho cuộc sinh tồn và việc sinh sản của mình.

Trong tiến trình nghiên cứu ấy, các nhà hóa sinh học thường ngầm hiểu rằng sinh vật là không gì khác ngoài vật chất được trang bị thêm một cấu trúc phức tạp hơn. Họ cho rằng các đặc tính của sinh vật (đồng hóa thức ăn, lớn lên, sinh sản) chỉ là do cách cấu tạo, do lối kiến trúc phức tạp cao độ của các phân tử hữu cơ (Aristốt gọi cấu trúc ấy là hình thái, morphé ). Họ phủ nhận thuyết sức sống (vitalisme), tức là học thuyết lấy nguyên lý sự sống (principe vital ) để giải thích các đặc tính của sinh vật.

Nếu biết dù là với mức kiến thức thô thiển bao nhiêu đi nữa, về cấu trúc phức tạp lạ lùng của một tế bào thường nhất, thì không ai lại không tự hỏi làm thế nào đà tiến hóa của vật chất trơ ì lại đã có thể đạt đến thành quả ấy được. Có người cho rằng mang tính chất rất là vị tất (improbable ), sinh vật chỉ là hoa trái thu lượm được từ một chuỗi liên tục của không biết bao nhiêu dọ dẫm diễn ra một cách may rủi suốt hàng triệu năm. Có người khác lại xác tín rằng sự sống không phải là một cái gì vị tất, may rủi, không chắc chắn; vật chất hằng mang sẵn trong mình khả năng tự cấu tạo và biến hóa thành những sinh vật. Chỉ cần có những điều kiện thuận tiện là sự sống xuất hiện.

2. Đối với đức tin

Tưởng cũng cần lưu ý lại rằng việc nghiên cứu về cách thức tiến phát đi từ vật chất hướng tới sự sống, là việc làm hoàn toàn nằm ngoài lãnh vực của đức tin. Đối với các tín hữu, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa hằng không ngừng làm cho mọi sự vật hiện hữu. Tuy nhiên, hành động tạo dựng sẽ được hiểu theo nhiều kiểu khác nhau tùy cách quan niệm việc sự sống xuất hiện như là vị tất và may rủi, hay như là kết quả tất yếu của các định luật lý hóa chi phối vật chất. Trong trường hợp đầu, Đấng Tạo Hóa sẽ đóng vai người làm chủ may rủi , để như là một nguyên nhân phụ, can thiệp theo ý mình, vào trong việc đưa dẫn đà tiến hóa đi theo con đường mình đã vạch. Trong trường hợp thứ hai, hoạt động của Thiên Chúa mang một tầm cỡ sâu rộng hơn: là nguồn cội của hữu thể và thời gian, Đấng Tạo Hóa không cần phải cải thiện đà tiến hóa đang vận hành đi từ trạng thái nguyên tử cho đến giai đoạn con người thành hình. Hằng giây hằng phút, Ngài trao ban cho mọi sự vật, khả năng hiện hữu và những đặc tính cá biệt của chúng, ngay cả khả năng tiến hóa. Cách nhìn này phù hợp hơn với những gì niềm xác tín kitô hiểu về Thiên Chúa, và về hành động sáng tạo mà Ngài đã có từ đời đời, nhưng đối với chúng ta, thì vẫn còn đang diễn tiến ra trong thời gian.

Một nhận định cuối cùng: chủ trương cho rằng sự sống chỉ do may rủi mà có , là một điều vô nghĩa, bởi vì may rủi tự nó không phải là một nguyên nhân tác thành. Quả quyết nói rằng sự sống chỉ là kết quả của một chuỗi trùng hợp may rủi, không thể dự kiến và vô định của những phân tử hòa tan trong các loại nước nguyên thủy, đúng là một lời quả quyết không mấy nghiêm túc. Nếu có một chút hiểu biết về hóa học của sinh vật, về những phản ứng phức tạp trong cơ thể sinh vật, về thứ tự diễn tiến liên kết chúng lại với nhau, cũng như về những cơ chế điều tiết hướng dẫn chúng, thì không thể nào mà không kinh ngạc, mà không thán phục đầu óc thông minh đã cấu tạo nên chúng. Trừ phi quyết khăng khăng giữ vững lập trường vô thần tiên thiên, không ai lại không phải thốt lên rằng: đúng là có bàn tay của Thiên Chúa ở trong đó! Một khi đã hiểu rằng ngay từ đầu, công trình tạo dựng mang theo ở trong mình, toàn bộ nguồn phong phú của tiến trình tiến phát mình sẽ theo đuổi về sau, thì cùng một trật, cũng sẽ nhận ra ngay được tài trí cao siêu trổi vượt của Đấng đã làm nên công trình ấy.

V. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Nếu có một vấn đề nào đã từng đặt khoa học và đức tin vào trong một thế đối đầu tương kồ gay cấn nhất, thì đó chính là vấn đề nguồn gốc loài người. Chưa đầy 50 năm trước đây, đại đa số các tín hữu đều nghĩ rằng con người đã được Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, đúng như những gì các trang mở đầu của Kinh Thánh trình thuật lại. Nhưng, kể từ Darwin đến nay, quan niệm cho rằng con người xuất phát từ giới động vật, đã trở thành ngày càng thịnh hành hơn. Các học thuyết về tiến hóa đã thay nhau ra mắt để cố dựa theo những loạt biến hóa được chọn lọc một cách tự nhiên (selection naturelle) mà giải thích nguồn gốc loài người. Thuyết sáng tạo (créationisme) và thuyết đột biến (mutationnisme ) đã thẳng từng đối đầu chống chọi nhau.

Khoa học hiện đại mường tượng như thế nào về sự kiện xuất hiện của những tổ tiên nguyên thủy loài người? Xin thử trình bày tóm tắt về những gì khoa học phát biểu liên quan đến việc xuất hiện ấy, để xem quan điểm của nhà khoa học có tương hợp với nội dung của đức tin hay không.

1. Con người tiến hóa từ khỉ?

Đã qua rồi cái thời người ta quả quyết nói rằng con người là bởi khỉ mà ra. Ngày nay, thì được biết là cả hai đều có cùng chung một ông tổ; nhưng, từ lúc nào hai dòng dõi đã tách khỏi nhau ra từ một gốc chung ấy? Chưa có giải đáp nào chắc chắn để trả lời cho câu hỏi này, vì các nhà chuyên môn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về cách giải thích những nét tiêu biểu nơi các hài cốt hóa thạch phát hiện được; và hơn nữa, trong một lãnh vực chưa có gì là ổn định như thế, mỗi phát hiện mới là một dịp để xét lại, để thay đổi hoặc tu chỉnh các quan điểm thịnh hành, đến độ cứ mỗi năm là có một cây phả hệ mới được đưa ra để sắp lại thứ bậc tiến phát của loài người và của các giống loài khác có liên hệ gần với loài người.

Chẳng hạn, loại vượn Rama (Ramapithèque) được biết chủ yếu là qua các mảnh hàm tìm gặp được, có phải là ông tổ của họ đười ươi (Pongidés ) hoặc là của họ người (Hominidés) hay không? Loại Rama ấy đã được tìm thấy ở phía Đông Châu Phi, nhưng cũng còn gặp thấy tại Ấn độ và tại nhiều vùng khác trong cựu đại lục (= Châu Á, Châu Âu và Châu Phi), nơi những vùng đất cổ xưa từ 15 đến 10 triệu năm trước đây. Khoảng năm 1970, các nhà cổ sinh vật học đã coi loại vượn Rama là ông tổ của loài người, và đã đặt thời gian phân tách giữa hai nhánh người và khỉ vào lối 13 triệu năm trước đây. Nhưng, một vài năm sau, nhiều cuộc phân tích nghiên cứu khác đã đưa đến chỗ kết luận nói rằng loại vượn Rama là ông tổ không phải của loài người, mà là của loài đười ươi (orang-outan)!

Mặt khác, các nhà hóa sinh học đã tiến hành những cuộc thử nghiệm các thứ loại protein nơi các giống sinh vật khác nhau, và cũng đã dựa theo kết quả của công trình khảo nghiệm ấy để vẽ ra một cây phả hệ khác. Trong các năm từ 1970 đến 1980, họ đã nhận thấy rằng các thứ loại protein nơi con người và nơi con tinh tinh (chimpanzé) giống nhau rất nhiều; các thứ loại protein nơi con gorila cũng có những nét tương tự. Và như thế, các nhà hóa sinh học đã đi đến kết luận cho rằng các nhánh loài người, loài tinh tinh và loài gorila đã phân tách nhau ra từ một gốc chung, vào lối 7 triệu năm trước đây. Từ năm 1980 trở đi, xem chừng như các nhà cổ sinh vật học cũng đã đồng ý với quan điểm đó (xin xem tạp chí La Recherche , tháng 5, 1984, tr. 656).

Loại Vượn phương Nam (Australopithèques)

Trong khoảng thời gian cách đây lối từ 4 đến 3 triệu năm, một nhánh gốc khác đã chia tách ra thành 3 hay 4 nhánh phụ.

– Nhánh thứ nhất, xưa nhất, đã biến mất vào lối 2 triệu năm trước đây. Đó là loại vượn với dạng thể được gọi là mảnh dẻ, biết được nhờ tìm thấy một mẫu hóa thạch tiêu biểu nổi tiếng mang tên là Lucy. Thân hình nhỏ, chỉ cao độ 1 mét, cân nặng lối 20 hoặc 30 ký, Vượn phương Nam mảnh dẻ hay là Vượn Châu Phi (gracilis ou africanus), là một động vật hai chân, có thể sống trên mặt đất hoặc trên cây. Khối lượng não sọ là 470 phân khối.

– Loại thứ hai gọi là Vượn phương Nam tráng kiện (robustus) (1 mét 50, 40 đến 60 ký), cũng đã biến mất lối 2 triệu năm trước đây; trong khi đó, một loại khác, rất giống loại trước, đã sinh tồn cho đến khoảng 1 triệu năm trước đây, nhưng rồi cũng biến mất. Hai loại này có khối lượng não sọ lớn từ 500 cho đến 550 phân khối.

Nhánh loài người

Cũng tại Châu Phi, bên cạnh các hài cốt của loại Vượn phương Nam mảnh dẻ, người ta còn tìm thấy hài cốt của một số con vật có dạng thể và não sọ lớn hơn (từ 500 đến 800 phân khối); còn bàn tay thì giống gần hệt bàn tay người, và có khả năng đẽo đá. Đó là một loại động vật hai chân thuộc bộ linh trưởng (bộ khỉ), biết cách săn mồi, sống tập đoàn thành nhóm, biết dùng dụng cụ để cắt chặt và sửa soạn thức ăn. Động vật ấy được gọi là Homo habilis (Người khéo tay ). Giữa khoảng thời gian kể từ lúc nó xuất hiện, tức là lối 2 triệu năm trước đây, cho đến lúc nó biến mất, tức là lối 1 triệu rưỡi năm trước đây, thân hình của nó đã biến dạng dần dần.

Thế nên, động vật tiếp chân nó có tầm vóc và cân nặng giống con người chúng ta, với một khối lượng não sọ lớn từ 750 cho đến 1.250 phân khối, và được gọi là Homo erectus (Người đứng thẳng). Loại động vật này đã rời khỏi Châu Phi, và trong khoảng thời gian từ 1 triệu rưỡi năm cho tới nửa triệu năm trước đây, nó đã có mặt khắp nơi trong cựu đại lục. Với loại động vật này, đã thấy xuất hiện các dụng cụ kiểu hai mặt (khoảng 700.000 năm trước đây), và các lò nhóm lửa đầu tiên (lối 400.000 năm trước đây).

Cùng khoảng thời gian đó, tức là lối 400.000 năm trước đây, loại động vật này đã biến mất. Nhưng lại có một loại động vật khác nối dõi, và còn tiến hóa tới một mức cao hơn. Đó chính là ông tổ trực tiếp của loài người, và được gọi là Homo sapiens (Người tinh khôn). Có bằng chứng chắc chắn cho thấy là những Người tinh khôn đầu tiên, đã xuất hiện lối 300.000 năm trước công nguyên. Khối lượng não sọ trung bình là 1.300 phân khối, tức là 300 phân khối lớn hơn não sọ của Homo erectus. Đi kèm theo với việc tăng thêm khối lượng não sọ là những đổi thay ngay tại trong cách cấu trúc của bộ não. Một thời gian sau, Người tinh khôn còn biết chôn cất người chết của mình nữa: người ta đã tìm thấy hơn 20 phần mộ được coi là của các người sống cách đây 50.000 năm.

Trong thời gian ấy, con người hiện đại xuất hiện: những vùng chung quanh Địa trung hải đã có dịp chứng kiến các sinh hoạt nghệ thuật của các người này; từ gần 20.000 năm nay, Homo sapiens đã biết vẽ tranh, chạm trổ, trang trí… Để nêu rõ những đặc nét nổi bật của nó, tên gọi Homo sapiens sapiens đã được dùng chỉ về con người ấy.

Đó là những dữ kiện mới nhất của khoa cổ sinh vật học. Dù còn nhiều điều chưa hẳn đã là chắc chắn, thì cũng có thể coi các sự kiện sau đây như là đã được thừa nhận:

– miền Đông Châu Phi là vùng đã chứng kiến những bước khởi đầu của tiến trình hình thành loài người;

– loài người bắt rễ từ giới động vật, và từ đó đã tiến phát nổi bật dần lên.

Có thể tiến xa hơn hay không, để thử ức đoán về quá trình tiến hóa thành người (hominisation ), nghĩa là về toàn bộ những biến đổi đã mở đường và đã chuẩn bị cũng như đã tiến bước song song với sự việc con người xuất hiện?

2. Quá trình tiến hóa thành người

Các dữ kiện rút tỉa từ các khoa hóa sinh học (biochimie), giải phẫu học so sánh (anatomie comparée), và phôi học (embryo-logie) đều cho phép xác định về mối quan hệ thân thuộc gần ở giữa loài khỉ hình người (singes anthropomorphes) -đặc biệt là loài tinh tinh (chimpanzé) – và loài người. Cơ thể con người là thành quả của một quá trình tiến hóa. Những đột biến tác động đến số lượng các thể nhiễm sắc (từ con số 48 tụt xuống 46), những thay đổi trong cấu trúc của chúng, những biến đổi trong các gien, v.v… đã cho phép ức đoán về cách thức hình thành của cơ thể con người, tiến phát từ cơ thể của những ông tổ cổ sơ hơn.

Tuy nhiên, các đổi thay về di sản di truyền học như thế chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cơ thể không thôi: để có thể đứng thẳng lên, để được một bộ não có 15 tỷ neuron, để có được đôi bàn tay rảnh rang mà làm việc… tất cả những thứ đó không nói lên được những nét cá biệt hoàn toàn đặc trưng của con người. Những cá thể từng trang trí các hang động với nhiều tranh ảnh tuyệt đẹp (cách đây 20.000 năm), từng chôn cất kẻ chết của mình (cách đây 70.000 năm), từng biết nhóm lên lửa tại Nice hay bên Trung Quốc (400.000 năm trước đây), đều là những con người; những cá thể từng biết đẽo đá để làm dụng cụ, cũng đều là những con người. Chính tác phong độc đáo của họ, khác hẳn so với tập tính của các loài vật, đã cho phép xác định như thế. Bước quá độ đi từ tình trạng tiền nhân tính cho đến hiện trạng của con người ngày nay, đã thực sự diễn ra như thế nào?

Những buổi đầu đều là những giây phút không thể nắm được. Thế thì, nếu muốn thử mường tượng lại những thời ban sơ của loài người, chắc hẳn cần phải dựa theo kiểu mẫu tiến hành của cuộc đời của một con người cụ thể: đứa bé mới chào đời là một con người, một con người thơ ấu; và dù là người, nó vẫn chưa thể ý thức cho được điều đó. Nó sẽ còn phải khám phá dần dần để biết là mình có một thân thể, sẽ còn phải tập dần cho biết cách sử dụng ngũ quan của mình, sẽ còn phải học tập để hiểu ngôn ngữ của cha mẹ mình, và sẽ còn phải ghi nhận vào trong đầu não non trẻ của mình đủ loại dữ liệu để có thể sử dụng khi cần. Những bước phát triển kể từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành trong đời một con người, thì liên tục, tiệm tiến, nhưng lại rất chậm rãi. Lúc nào thì con người mới thực sự bắt đầu có ý thức về mình? Tuổi nào là tuổi có trí khôn, biết sử dụng lý trí? Cả những câu hỏi ấy nữa có nghĩa gì không?

Đối với thời ban sơ của nhân loại thì cũng thế. Quá trình tiến hóa thành người không phải chỉ thu gọn vào trong một cuộc đột biến duy nhất, nhưng đã phải tiến hành qua nhiều chặng khác nhau: giai đoạn đạt được, giai đoạn điều hợp rồi đến giai đoạn tiệm tiến sử dụng nhiều bước cải tiến khác nhau về mặt cơ thể, về mặt trí óc, cũng như về mặt tâm lý. Những con người đầu tiên đã phải để một thời gian khá dài để có thể ý thức ra rằng mình khác hẳn với những con Vượn phương Nam. Cuộc sống theo tập đoàn xã hội đã đóng giữ một vai chủ yếu ngày xưa, hệt như vẫn thấy ngày nay: gia đình là môi trường lớn lên và học hỏi để thành người của con trẻ.

Tinh thần

Nếu xét về phương diện hiện tượng tiến hoá, thì con người nằm ngay ở trong dòng diễn biến liên tục tiếp theo sau những loài động vật đi trước mình; nhưng đồng thời, ở một lãnh vực khác, con người lại nổi bật và trổi vượt hẳn lên trên toàn thể giới động vật, không mang dấu vết của một mắc xích liên tục nào trong chuỗi tiến hóa vừa nói của giới này. Chẳng thế mà Teilhard de Chardin nhận định nói rằng con người đã bước vào “ngưỡng cửa của suy tưởng”.

Chỉ cần nhìn chung lại bước đường trong quá trình tiến hóa, thì cũng đủ để nhận ra rõ vấn đề. Lần bước theo đà biến hóa từ vật chất, từ nguyên tử cho đến phân tử, từ vật thể trơ ì cho đến sự sống, từ những tế bào đơn cho đến động vật, rồi đến con người, người ta sẽ nhận thấy là sau mỗi bước tiến, vật thể càng trở nên phức tạp hơn lên; và đồng thời, mức độ cấu trúc, phối hợp và thống nhất nơi các sinh vật cũng cao dần thêm lên: mức độ của tính nội tâm tăng dần thêm mãi. Và với con người, thì một hiện tượng chưa từng thấy đã xuất hiện: một động vật có khả năng suy nghĩ và ý thức về chính mình.

Các động vật chỉ có khả năng để thỉnh thoảng dùng một hòn sỏi hay một cành cây vào trong sinh hoạt cuộc sống mình; còn con người thì không những dùng, mà còn có khả năng chế tạo ra vật dụng mình cần. Chế tạo là một hành động có chủ đích cho ngắn hoặc dài hạn. Hành động ấy hàm súc một chủ ý, một ý tưởng vượt rộng ra ngoài giây phút hiện tại. Và dụng cụ ấy, con người còn trang họa một cách hoàn toàn nhưng không, để làm cho nó thành xinh đẹp hơn. Làm một hành động nhưng không là cho thấy mình có tự do.

Chủ ý, tư tưởng nhờ có khả năng nối kết những khái niệm, ý thức về chính mình, tự do: tất cả những đặc tính ấy là những nét hoàn toàn đặc trưng của con người; nhà triết học coi đó là những thuộc tính của một tinh thần; mà tinh thần thì không thể nào là sản phẩm của vật chất được, cho dù có nhờ đến vật chất để mà biểu hiện.

3. Đức tin

Trước những dữ kiện như thế của khoa học và triết học, các tín hữu sẽ phản ứng như thế nào?

a/. Sự việc loài người dính liền với loài vật, -hay sự việc con người phát xuất từ một nhánh loài vật- không gây một khó khăn nào cho niềm tin cả. Nếu thân xác con người đã được kết tinh từ một chuỗi dài của những biến hóa đổi thay xảy ra ở nơi một giống loài vật, thì các tín hữu sẽ coi hiện tượng tiến hóa đó là phương cách Thiên Chúa dùng để làm nên thân xác loài người. Và như thế, công trình tạo dựng sẽ cho thấy tính chất nhất thống một cách rõ ràng hơn là trong trường hợp con người được tạo dựng bằng một hành động trực tiếp, tức là bằng một cách thức tách rời và riêng rẽ.

b/. Xét về mặt triết học, tính chất đặc thù, đặc trưng của loài người (ý thức về chính mình, lương tâm luân lý, tự do lựa chọn, v.v…) cho thấy con người mang ở trong mình một tinh thần, một thần trí; và thần trí ấy hẳn không phải là kết quả của một quá trình tiến hóa sinh vật học đơn thuần. Đối với các tín hữu, thần trí ấy là một món quà Thiên Chúa ban cho, một món quà nhưng không làm cho con người có được khả năng bước vào trong vòng quan hệ với Thiên Chúa Thần Trí.

Có người tự hỏi: điều đó đã xảy ra lúc nào và như thế nào? Họ muốn, một cách nào đó, thấu hiểu cho được hành động tạo dựng, làm như Thiên Chúa đã can thiệp hệt theo cách kiểu của một nguyên nhân đệ nhị (cause seconde), vào trong đà diễn biến các hiện tượng! Theo thánh Tôma, tạo dựng là đặt các sự vật vào trong hiện hữu, và gìn giữ chúng lại ở trong đó. Từng giây phút, vũ trụ hằng không ngừng được Thiên Chúa tạo dựng nên: vật chất trơ ì, thảo mộc, loài vật, con người, tất cả đều không ngớt tùy thuộc vào Ngài. Rõ ràng món quà hiện hữu là một món quà rất phong phú, với sức phong phú tăng triển thêm mãi: từ vật chất lên giới thảo mộc, rồi lên giới động vật cho đến loài người. Như vậy, nói cho đúng thì không có chuồện can thiệp, mà chỉ có sự việc một món quà đã được ban ra một cách liên tục để đưa đặt từng sự vật vào trong hiện hữu, với tất cả mọi tiềm năng và đặc tính dành riêng cho nó, đã sẵn có dù chưa triển phát ra hết.

c/. Khoa học ngày nay nghĩ rằng loài người đã phát xuất từ một dòng giống (phylum) duy nhất (thuyết phát triển một dòng /monophylétisme ). Có những khuynh hướng còn thiên về cả chủ thuyết một nguồn (monogénisme) theo nghĩa hẹp nữa, nghĩa là cho rằng: từ đầu, đã chỉ có một “cá thể đột biến” (mutant) duy nhất, từ đó phát sinh ra một cặp (cá thể) hoặc nhiều cặp liên tiếp; không biết rõ là bằng cách nào (có thể có nhiều cách…). Và sau đó 2 triệu năm, Homo sapiens mới xuất hiện giữa một dân số đã đông đúc khá.

Lương tâm luân lý của các con người ấy đã hình thành như thế nào? Lúc nào thì họ đã đạt được đến chỗ biết phân biệt giữa “điều lành/thiện” và “điều dữ/ác”? Lúc nào và bằng cách nào họ đã nhận được mạc khải về sự việc mình bắt nguồn từ Thiên Chúa, và về cứu cánh của đời mình? Biết bao vấn nạn nan giải!

Tưởng cũng cần nhắc lại rằng trình thuật trong chương 3 Sách Sáng thế không phải là một văn bản ghi lại lịch sử tự nhiên của thời khởi đầu nhân loại. Ađam và Evà là những nhân vật của lịch sử siêu nhiên. Chương trình thuật ấy có một mục đích song đôi:

– 1/. để hiểu là toàn thể nhân loại đã sinh ra từ một cặp vợ chồng nguyên thủy duy nhất, hầu xác định sự việc hết thảy mọi người đều thuộc về cùng một gia đình, và do đó đều liên đới với nhau;

– 2/. mặt khác, để kể lại thái độ bất phục tòng của họ và của con cháu họ, nghĩa là để nói rằng ngay từ khi biết dùng tự do lựa chọn, con người đã từ chối không chịu tùy thuộc Thiên Chúa, không chịu vâng lời Ngài, không chịu sống như là con của Ngài: con người đã từ chối không chịu đón nhận kế hoạch Thiên Chúa đề ra cho đời mình.

Để hiểu văn bản ấy, thì cần phải đi từ trình thuật của Tân Ước nói rằng Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế: loài người cần được cứu độ. Với sức riêng của mình, con người không thể thần hóa chình mình; chỉ khi nào biết kết hợp với Đức Kitô, thì lúc đó, con người mới thần hóa chính mình được. Mối liên đới sinh vật học do Ađam mà có ở giữa loài người, chỉ thuần túy là một hình ảnh, chỉ có tính cách biểu tượng. Liên đới ở giữa loài người: có thật, nhưng trước hết là do và trong Ađam thật, là chính Đức Giêsu Kitô.

TỔNG LƯỢC VÀ KẾT LUẬN

1. Giữa những gì khoa học tìm thấy và những gì đức tin khẳng định, không thể có đối nghịch thực sự được, bởi vì hai loại hiểu biết ấy thuộc hai lãnh vực khác nhau, nằm ở hai bình diện khác nhau.

2. Trước khi nhận ra cách thức phân biệt trên đây, nhiều vụ xung đột đã bùng nổ; nhưng chỉ là chung quanh những vấn đề giả , được nêu lên chỉ vì giải thích Kinh Thánh một cách lệch lạc, theo nghĩa đen (chẳng hạn như là đối với các trình thuật về cuộc tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày, về việc sinh ra Eva từ một nhánh xương sườn của Ađam, v.v…), hoặc là vì đã dùng một lối trình bày mang ảnh hưởng quá nặng của trình độ hiểu biết khoa học thời Trung cổ, để biểu đạt các tín điều (ví dụ: đặt tín điều về nguyên tội dính chặt với trình thuật hiểu theo nghĩa đen về Ađam và Eva). Với đà tiến phát của khoa chú giải và của thần học, các vấn đề kia nay không còn nữa, vì đều đã được giải quyết thỏa đáng tất cả.

3. Vẫn còn một điểm gai góc thật sự: não trạng khoa học ít khi dành những điều kiện dễ dàng cho lòng tin. Nhà khoa học muốn hiểu cho được tất cả, muốn dùng thí nghiệm và lý trí mà sàng mà lọc, mà mổ xẻ mà chứng minh tất cả. Trong khi đó, đức tin lại gồm hàm những mầu nhiệm (thực ra, khoa học cũng thế), mà đến các tín hữu cũng phải đành chịu bí, không sao hiểu nổi (mầu nhiệm về một Chúa Ba Ngôi, về khổ đau người vô tội gánh chịu, về sự dữ,…). Tuy nhiên, là rất hợp lý chuyện trí óc hữu hạn của con người không thể thấu hiểu Thiên Chúa Vô biên cho toàn bộ, cho trọn vẹn được.

4. Thế thì có phải khoa học nhất thiết sẽ dẫn loài người đi tới kết luận phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu (chủ thuyết vô thần) hay không? Dĩ nhiên là không. Bởi vì, nhà khoa học chân chính thì khiêm hạ, để biết nhận rõ là mình không thể biết hết mọi sự được. Thái độ khiêm hạ ấy sẽ chuẩn bị giúp cho nhà khoa học biết mở lòng ra mà đón nhận đức tin. Ngay cả khi vì lý do cần phải áp dụng cho chỉnh phương pháp nghiên cứu, nhà khoa học có để Thiên Chúa ra ngoài cuộc khảo nghiệm của mình, thì niềm thán phục mà những hiện tượng lạ lùng trong thiên nhiên khơi dậy trong lòng ông, cũng sẽ từ từ đưa ông đến chỗ phát hiện ra một Thượng Trí hằng hoạt động trong mọi tạo vật, và nhận biết Đấng Thiên Chúa đã từng dùng mạc khải mà mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc hiện hữu của con người.


[1] Tác giả là linh mục Dòng Tên, hiện đang làm việc tại Paris, Pháp. Cha đã vui lòng dành bài viết bằng tiếng Pháp, mang tựa đề “Science et Foi” này, để riêng tặng độc giả Việt Nam.


[1] Giáo Lý Công Giáo đoạn 1407 (viết tắt GLCG 1407).

[2] GLCG 1419.

You may also like...